Biểu tượng không thể thiếu trong các nghi thức dù lớn hay nhỏ
Từ xưa, người Việt đã có truyền thống cúng giỗ khi Tết đến nhằm: tưởng nhớ tiền nhân đã mất, dâng vật phẩm cho người đã khuất ở thế giới "bên kia", cầu mong được sự phù hộ của các linh hồn cho người sống, tập hợp mọi người đang sống để thắt chặt mối quan hệ, bàn bạc những kế hoạch phát triển tương lai, hứa với người đã khuất sẽ tiếp tục truyền thống tốt đẹp mà người xưa để lại…, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.
Nguồn: Internet
Theo quan niệm "trời sao âm vậy", những người đã khuất cũng có những nhu cầu như người còn sống. Nên người ta mới "cúng dường" (cung dưỡng) cho người đã khuất. Vật phẩm để cung dưỡng là rất phong phú, nhưng thực phẩm chủ yếu là thịt, lương thực, rượu, hoa trái vốn là thức ăn nuôi sống người.
-
Thấy bức thư pháp trong phòng sếp, nam nhân viên nói đùa 4 chữ liền bị đuổi thẳng ra ngoài
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, gà có tuổi thuần hoá cao nhất, từng nuôi sống tổ tiên lại lành tính, bổ dưỡng, sẵn có, hiền lành dễ mến, sạch và đẹp… thì làm vật cúng giỗ là lựa chọn hợp lí. Hơn nữa, với tầm vóc vừa phải (2kg đến 3kg), người ở nhiều điều kiện kinh tế khác nhau, nghèo cũng như giàu, nên tính tiện dụng cũng phổ biến hơn.
Hình ảnh “mâm xôi con gà” đã trở nên quá quen thuộc và gần như trở thành một công thức chuẩn về vật phẩm sử dụng trong các nghi thức cúng tế. Đáng chú ý, trong mâm lễ vật cúng giao thừa, bao giờ cũng phải có một con gà trống bởi dân gian quan niệm đêm giao thừa (trừ tịch) là khi trời đất tối tăm nhất, lúc mặt trời ẩn mình sâu nhất nên nhà nhà cúng gà trống với hy vọng gà sẽ đánh thức mặt trời chiếu sáng cho cả năm đủ đầy ánh nắng.
Nguồn: Internet
Sự thuần chủng khá sớm của loài gà trong thời kỳ nguyên thủy so với những loài khác cũng khiến loài vật này trở nên gần gũi với con người trong mọi hoạt động. Nét đẹp nhỏ nhắn, hiền hòa và cách sinh sống ít cạnh tranh với các thực phẩm khác của con giúp loài gà ngày càng được con người yêu mến hơn. Từ đó, hình tượng "gà" trở thành một nét văn hóa, được đưa vào sách, thơ, truyện và nhiều hoạt động tinh thần khác.
Một số ví dụ có thể kể đến như: Hình ảnh gà còn xuất hiện trong nhiều truyền thuyết, truyện dân gian quen thuộc của người Việt như một lực lượng tham gia chống lại cường quyền (Cóc kiện trời, Cường Bạo đại vương đánh thần sét) hay con vật báo tin tốt lành (Sọ Dừa). Kho tàng ca dao, tục ngữ và phong dao cũng có những câu: “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”, “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, “Vó ngựa, cựa gà”, “Đầu gà hơn đuôi phụng”, “Con gà tốt mã vì lông, Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men”, “Chó liền da, gà liền xương”, “Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua, gà trắng chân chì mua chi giống ấy?”,…
Năm ngũ đức cao quý của người quân tử : Thần, chiến binh, dũng cảm, nhân hậu, trung tín
Những bức tranh gà tuyệt đẹp thể hiện nhiều thông điệp ý nghĩa, như sự sung túc, tinh thần chính trực, giá trị của cuộc sống gia đình...
Thông qua hình tượng gà, năm đức tính (ngũ đức) cao quý của người quân tử thể hiện qua sự nhân cách hóa rõ nét:
- Văn - Thần tử (chiếc mào đỏ tượng trưng và dáng đi oai phong cho quan tước),
- Tín - Trung Tín (gà gáy đúng giờ, vào mỗi sáng báo hiệu ngày mới),
- Nhân - Nhân Hậu (gà trống luôn gọi bầy đàn đến ăn khi có mồi),
- Vũ - Chiến binh (có cựa nhọn biểu trưng cho khả năng chiến đấu)
- Dũng - Dũng Cảm (gà trống sẵn sàng chiến đấu xả thân bảo vệ bầy đàn).
Gà trên mâm cúng thể hiện tấm lòng của gia chủ
Có thể thấy, vật phẩm dâng cúng rất quan trọng, mang cả ý nghĩa thực tiễn và tinh thần để biểu trưng cho sự hiếu kính để dâng lên tổ tiên, do đó, gà trống trở thành vật phẩm cúng không thể thiếu để con cháu dâng lên tiên tổ, ông bà. Đó cũng là truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam từ xa xưa để lại.
Vì ý nghĩa tinh thần quan trọng như vậy, gà không chỉ được sử dụng làm lễ vật, trong lễ hội, tiệc tùng, nghệ thuật hay thú vui chọi gà mà còn được nuôi như một loại sinh vật cảnh rất có giá trị, với nhiều giống lạ và đẹp như gà lôi, gà Quý phi, gà vảy cá, gà lông xù, gà đen Lamborghini, gà Serama…
Và trong mỗi dịp lễ quan trọng của mỗi gia đình, tất yếu không thể thiếu con gà trống mang ý nghĩa “đại cát”, nơi để gửi gắm những mong ước, khát khao về những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.
Sự may mắn mà "linh vật" này mang lại cũng khiến nó xuất hiện trong nhiều hoạt động năm mới khác như bói toán (bói chân gà). Sau khi thắp hương gà trống, người ta sẽ lấy cặp chân gà đến gặp thầy bói “đọc thông điệp” để biết được điềm lành – dữ ra sao. Ở một số nơi đồng bào dân tộc thiểu số còn có tục đặt gà trống cúng trước bàn thờ, cắt tiết, thả ra xem lúc giãy chết đầu gà sẽ quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy thất hay phát.
Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/phong-thuy-bai-tri-ga-cung-nhu-the-nao-de-thu-hut-tai-loc-sung-tuc-cho-gia-chu-162222501162829564.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.