Quy tắc nuôi dạy có chiến lược
Phong cách nuôi dạy con cái có sự khác biệt rõ rệt giữa các gia đình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người thành công có thể đến từ mọi nơi trên thế giới, không phân biệt chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội, trình độ học vấn, tín ngưỡng hay quốc tịch. Một điểm chung đáng chú ý là họ thường được nuôi dạy theo những phương pháp tương tự, bắt nguồn từ chính cha mẹ họ.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng phong cách nuôi dạy của cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển lâu dài của trẻ. Tuy vậy, chúng ta thường chỉ nhìn thấy thành quả của những tài năng xuất sắc mà ít khi biết đến cách gia đình họ đã nuôi dạy ra sao. Nhiều sách vở cố gắng giải mã con đường dẫn đến thành công phi thường, nhưng hầu hết chỉ tập trung vào mô tả đặc điểm của trẻ. Các nghiên cứu xã hội thường chú trọng đến hành vi tiêu cực ở trẻ và các biện pháp cha mẹ có thể áp dụng để ngăn chặn và giải quyết vấn đề, thay vì tìm hiểu cách phát triển những tài năng xuất chúng.
Ronald Ferguson, tác giả của cuốn sách "Những nguyên tắc nuôi dạy con đạt thành tích cao", là một nhà kinh tế học và giảng viên tại Đại học Harvard với gần 40 năm kinh nghiệm. Trong suốt 15 năm, ông đã phỏng vấn 200 người từng đạt điểm cao trong các kỳ thi, gặt hái thành công sớm cùng với cha mẹ của họ.
Nhà kinh tế học nổi tiếng của Đại học Harvard Ronald F. Ferguson.
Kết quả cho thấy, mặc dù các bậc phụ huynh này có xuất thân và hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng trong những năm đầu đời của con cái, họ áp dụng những phương pháp nuôi dạy rất giống nhau. Ferguson gọi mô hình này là "Quy tắc nuôi dạy con cái chiến lược".
Công thức cốt lõi được áp dụng thành công
Các phương pháp nuôi dạy con cái chiến lược mà những bậc cha mẹ này áp dụng đều tập trung vào việc giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng và đạt được hạnh phúc. Cha mẹ khuyến khích con phát triển các kỹ năng trí tuệ, kỹ năng sống, khả năng bộc lộ cảm xúc... để chuẩn bị cho sự thành công trong tương lai.
Vậy thành công được họ định nghĩa như thế nào? Đơn giản, đó là đạt được mục tiêu đã đề ra. Chủ nghĩa khoái lạc cho rằng mục tiêu của cuộc sống là trải nghiệm niềm vui lớn nhất, tránh xa nỗi đau, và thành công được đo bằng việc thỏa mãn những nhu cầu vật chất và thể xác. Triết lý của Aristotle thì cho rằng thành công là sự tự nhận thức, đạt được đỉnh cao và sự trưởng thành cá nhân qua việc theo đuổi những mục tiêu đầy thử thách, nghĩa là trải nghiệm bản thân tốt nhất qua việc làm chủ một điều gì đó.
Mặc dù nhà cửa, xe hơi sang trọng có thể mang lại sự vui vẻ nhất thời, các bậc cha mẹ thông thái hiểu rằng của cải vật chất chỉ là yếu tố phụ trợ cho thành tích nuôi dạy con chiến lược. Cốt lõi là trẻ cần được nuôi dưỡng để đạt được công thức: Ý thức về sứ mệnh (mục đích) + sự tự chủ (kỷ luật) + trí thông minh = nhận thức đầy đủ về bản thân.
Ảnh minh họa: Internet
Những bậc cha mẹ này, bất kể trình độ học vấn cao hay không, đều dạy con các khái niệm đúng sai cơ bản, trò chuyện bình đẳng, tôn trọng ý kiến của con và suy nghĩ kỹ trước khi trả lời câu hỏi của con. Dù giàu hay nghèo, họ đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao và đặt những kỳ vọng tốt đẹp về tương lai cho con.
Không phải mọi đứa trẻ đều sẽ trở thành thiên tài, đỗ vào Harvard hay trở thành triệu phú, nhưng với bộ quy tắc này, cha mẹ đã giúp con đạt được thành công trong sự nghiệp và cuộc sống, bất kể tiềm năng của chúng ra sao.
Cha mẹ khôn ngoan cũng là những chiến lược gia tài tình
Một điểm đáng chú ý ở những thí sinh đạt thành tích cao là sự tự tin bẩm sinh dường như luôn hiện diện, như thể chúng nắm giữ bí quyết thành công từ khi còn nhỏ. Những trẻ này có khả năng sử dụng kiến thức để đặt câu hỏi, xem xét ý nghĩa sâu xa và hình thành những hiểu biết riêng, sau đó thể hiện và phát triển chúng theo cách của mình.
Trẻ thường chọn lựa việc học và phát triển kỹ năng một cách có chủ đích, trong khi những thần đồng bị ép buộc hoặc định hướng quá sớm thường mất đi cơ hội này và dần dần không đạt được thành công như mong đợi.
Ngược lại, các bậc cha mẹ thông thái luôn tìm cách đáp ứng trí tò mò của con, khơi dậy niềm đam mê kiến thức và dạy chúng thông qua kinh nghiệm. Chính những thử thách sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển và quyết định mức độ thành công của trẻ, chứ không phải việc trẻ có là thần đồng từ nhỏ hay không.
Ảnh minh họa: Internet
Những bậc cha mẹ giỏi nuôi dạy con cái là những chiến lược gia tài ba. Họ quan sát quá trình trưởng thành và học tập của con, điều chỉnh phương pháp kịp thời và hướng dẫn con đạt được những mục tiêu đã đề ra với quyết tâm cao độ.
Nói cách khác, cha mẹ là người dẫn đường, để con tự bước đi trên con đường còn lại. Trong quá trình tìm kiếm giải pháp, trẻ học cách tự tìm câu trả lời và tận hưởng niềm vui trong quá trình đó, thay vì dựa dẫm vào người khác. Ngay cả đối với người lớn, việc thảo luận và thử nghiệm tích cực luôn mang lại nhiều lợi ích hơn việc lắng nghe thụ động.
*Ng
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.