Với thời tiết nắng nóng hiện nay, điều hòa đã trở thành "vật cứu tinh" khiến chúng ta cứ muốn "ở lì" trong phòng lạnh mãi thôi. Tuy nhiên, nếu quá phụ thuộc vào điều hòa hoặc sử dụng không đúng cách, bạn rất dễ mắc các bệnh liên quan đến sốc nhiệt, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Để quạt, điều hòa chiếu thẳng vào người
Tránh để điều hòa chiếu thẳng vào người |
Các thiết bị làm mát như quạt, điều hòa có khả năng làm mát nhanh nhưng không phải ai cũng có thể chịu được sức gió thổi thẳng từ quạt, đặc biệt khi cơ thể đang mệt hay tiết nhiều mồ hôi. Thường xuyên để thiết bị làm mát thổi thẳng vào người ở số mạnh có thể khiến trẻ nhỏ, người già bị viêm họng. Bởi khi để gió từ các thiết bị làm mát thổi thẳng vào người, mồ hôi ở những vùng tiếp xúc với gió sẽ khô nhanh hơn nhưng lại ảnh hưởng tới hoạt động của hệ bài tiết, làm mất cân bằng hệ bài tiết mồ hôi. Do đó, duy trì thói quen này trong thời gian dài có thể gây các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm, đau đầu….
Ra vào phòng điều hòa đột ngột
Việc ra vào phòng điều hòa đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi ngay được với sự thay đổi nhiệt độ, có thể gây choáng. Trên thực tế, khi cơ thể tiếp xúc với môi trường trong nhiệt độ 37-40 độ C vào phòng điều hòa 17-18 độ C sẽ khiến cơ thể bị sốc nhiệt gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt nặng hơn có thể gây khó thở, hôn mê, tử vong. Các bác sĩ khuyến cáo, người lớn nên lau mồ hôi cho trẻ sau đó mới vào phòng điều hòa. Những ngày nắng nóng nên hạn chế ra vào phòng máy lạnh liên tục để tránh hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột. Khi thấy cơ thể có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần phải đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị.
Không vệ sinh máy điều hòa định kỳ
Nên bảo dưỡng điều hòa 3-6 tháng/lần |
Trong quá trình hoạt động, điều hòa không chỉ làm mát ngôi nhà mà còn thanh lọc bầu không khí, loại bỏ vi khuẩn siêu nhỏ, nấm mốc… Theo thời gian, các hạt bụi bẩn, vi khuẩn này sẽ tích tụ trong một số bộ phận của máy. Với một số dòng máy cũ, lớp kim loại bề mặt có thể bị ăn mòn do hơi ẩm và tác nhân từ bên ngoài. Nếu không được vệ sinh, kiểm tra thường xuyên, các mảng bám này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt giữa dàn nóng và dàn lạnh, giảm khả năng diệt khuẩn của điều hòa. Thậm chí, ở những dòng máy cũ, không có chức năng thanh lọc không khí và diệt khuẩn riêng biệt còn có nguy cơ xuất hiện nấm mốc. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh đường hô hấp hay dị ứng. Các gia đình nên bảo dưỡng tổng thể (kiểm tra các bộ phận và lượng gas, vệ sinh máy…) 3-6 tháng/lần. Việc làm này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa mà còn đảm bảo không khí luôn trong lành, giữ gìn sức khỏe cho chính người sử dụng.
Uống ít nước
Hai phần ba cơ thể con người là nước. Con người mất nước trong suốt cả ngày khi ra mồ hôi, đi tiểu… Việc ngồi trong điều hòa lâu hay tiếp xúc với môi trường ở nhiệt độ cao khiến lượng nước trong cơ thể xuống quá thấp. Mỗi người có nhu cầu nước khác nhau nhưng thông thường bạn nên uống 1.5 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên bổ sung nước ép trái cây, sữa, nước dừa để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Quá lạm dụng điều hòa
Lạm dụng điều hòa có thể gây ra những bất lợi chp đường hô hấp |
Việc lạm dụng điều hòa có thể gây những nguy cơ bất lợi cho đường hô hấp, tạo điều kiện cho virus xâm nhập cơ thể dễ dàng hơn. Nguyên nhân là do không khí tù đọng còn là nơi ẩn chứa của nhiều loại vi trùng, bụi bẩn và nấm mốc có hại, mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng dễ dàng gây các bệnh về hô hấp như khô, viêm mũi, họng, cúm, viêm phổi... và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Hơn nữa, sử dụng điều hòa liên tục trong thời gian kéo dài làm cho không khí đặc quánh lại, không có sự lưu thông, nếu có virus tồn tại trong không khí này thì mật độ sẽ ngày càng dày đặc và khả năng lây nhiễm là rất cao. Tốt nhất, bạn nên mở cửa phòng cho không khí, nắng gió lưu thông khi không sử dụng điều hòa.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.