Sai lầm của người Việt là tâm lý ngại mất lòng, sợ đụng chạm, mang tiếng tọc mạch nên đôi lúc chọn cách làm ngơ

Chúng ta cố gắng bảo vệ con mình là điều tốt, nhưng đừng quên mọi trẻ em đều xứng đáng được bảo vệ', chuyên gia tâm lý trẻ em Alicia Vũ nói.

- Chuyên gia tâm lý trẻ em Alicia Vũ (Quỳnh), hiện đang sinh sống và làm việc tại Anh.

- Chị là người theo đuổi dự án với những câu chuyện của các nhân vật có thật, liên quan đến những tổn thương thời thơ ấu và ảnh hưởng của nó lên quá trình họ trở thành cha mẹ.

- Quan điểm: "Khi cha mẹ ổn, tự họ sẽ tìm ra cách phù hợp để nuôi dưỡng con cả về thể chất cũng như tinh thần".

Ở Anh, bạn có thể bị cảnh sát ập tới bắt ngay lập tức nếu to tiếng xúc phạm một đứa trẻ

Chuyện đứa trẻ 8 tuổi bị “mẹ kế” bạo hành đến chết đã gây phẫn nộ lớn trong dư luận, nhưng đây không phải là vụ việc đầu tiên. Đã có quá nhiều vụ bạo hành trẻ em đau lòng đã xảy ra trước đó, cá nhân chị có cảm giác thế nào khi nghe câu chuyện này?

Mình nghĩ không chỉ riêng mình mà tất cả mọi người khi nghe câu chuyện sẽ đều cảm thấy phẫn nộ và xót xa. Những sự việc đau lòng thế này thường ám ảnh mình một thời gian rất lâu. Những người đáng ra phải bảo vệ và chăm sóc bọn trẻ lại là người mang đến toàn nỗi đau và tước đi cả mạng sống của chúng.

Chuyên gia tâm lý trẻ em Việt tại Anh:

"Chúng ta cố gắng bảo vệ con mình là điều tốt, nhưng đừng quên mọi trẻ em đều xứng đáng được bảo vệ", Alicia Vũ.

Hiện đang sinh sống tại Anh, nơi mà trẻ em được bảo vệ bằng 1 hệ thống luật pháp cứng rắn, chị đã chứng kiến những câu chuyện nào mà bình thường ở ta, nhưng là bất thường ở Tây? Điều gì chúng nên học ở họ?

Có một câu chuyện mà bạn mình gặp phải cách đây vài năm. Đó là các em bé châu Á thường hay có những vết chàm xanh/xám trên mông, lưng, cánh tay, chân lúc mới sinh ra. Những vết chàm này sẽ mờ dần khi lớn lên. Bạn mình sống ở một tỉnh nhỏ rất ít người châu Á nên khi em bé nhà bạn đi mẫu giáo, bạn đã bị nhà trường gọi lên làm việc vì nghi ngờ những vết chàm đó là do bố mẹ bạo hành em bé.

Ở Việt Nam, việc một người lớn quát mắng, nhéo tai, đá đít, trêu chọc trẻ con được coi là chuyện bình thường, không ai can thiệp. Nhưng ở xã hội phương Tây, nếu bạn to tiếng xúc phạm trẻ, bạn có thể bị cảnh sát ập tới bắt ngay lập tức chứ chưa cần bạn xuống tay đánh chúng.

Bạo hành trong gia đình cũng tương tự. Nếu một người mẹ (hoặc bố) gọi điện báo cảnh sát về việc mình bị nửa kia bạo hành, hay đứa trẻ gọi báo mình bị bố mẹ bạo hành, ngay lập tức cảnh sát sẽ có mặt để bắt tạm giam người có hành vi bạo hành đó, dù là nửa đêm. Mình có quen biết một trường hợp người bố bị cấm lại gần vợ con trong bán kính 10m vì đã từng đánh vợ trước mặt những đứa con, khiến chúng bị sang chấn tâm lý. Nếu vi phạm, anh ta sẽ bị bỏ tù.

Điều mình thấy họ làm rất tốt đó là cả cộng đồng cùng cố gắng bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tinh thần của trẻ em cũng như người lớn. Điều này trong Hiến Pháp Việt Nam cũng có ghi, chỉ khác là cộng đồng của chúng ta vẫn còn rất nhiều quan niệm và lề thói lạc hậu, xưa cũ, dẫn đến “phép vua thua lệ làng".

Điều mà chúng ta thiếu đó là sự dũng cảm và tự tin đứng ra bảo vệ công lý

Nếu vẫn còn những quan niệm Yêu cho roi cho vọt, Con tôi tôi dạy hoặc Chuyện riêng nhà tôi đừng can thiệp vào… với cảnh người cha cầm roi rượt theo 1 đứa trẻ, 1 bà mẹ đánh con như cơm bữa vì cho là mình có quyền; hàng xóm bất lực chỉ biết nhìn, thì có phải việc mong có 1 cộng đồng bảo vệ trẻ em ở ta vẫn còn xa?

Là một cây viết chuyên khai thác chủ đề trẻ em và gia đình, những năm gần đây, mình nhận thấy các bậc cha mẹ Việt Nam đã có nhiều sự tiến bộ trong quan điểm dạy con. Càng ngày càng có nhiều cha mẹ nuôi dạy con theo trường phái ôn hoà, tích cực, phản đối đòn roi và bạo hành tâm lý.

Tuy nhiên, điều mà chúng ta thiếu đó là sự dũng cảm và tự tin đứng ra bảo vệ công lý. Người Việt vẫn còn tâm lý ngại mất lòng, sợ đụng chạm, sợ mang tiếng tọc mạch nên khi chứng kiến những điều kể trên, họ thường chọn cách làm ngơ thay vì can thiệp hay báo với cơ quan chức năng.

Điều mà chúng ta thiếu đó là sự dũng cảm và tự tin đứng ra bảo vệ công lý.

Alicia Vũ

Chuyên gia tâm lý trẻ em Việt tại Anh:

"Tình yêu thuần khiết của trẻ con không có bất kỳ điều kiện nào, cũng không có tiêu chuẩn, Alicia Vũ.

Chúng ta cố gắng bảo vệ con mình là điều tốt, nhưng đừng quên mọi trẻ em đều xứng đáng được bảo vệ. Sự “tọc mạch" của bạn ngày hôm nay hoàn toàn có thể cứu sống một đứa trẻ đang hoạn nạn. Ngược lại, khi những chuyện đau lòng xảy ra như sự việc bé gái 8 tuổi vừa rồi, “mặt mũi", sự “dĩ hòa vi quý", “tình làng nghĩa xóm" hay sự hối hận, xót xa của mọi người cũng không bao giờ có thể mang đứa bé trở lại.

Chúng ta đang trên đường tạo ra cộng đồng bảo vệ trẻ em đó, chỉ cần mỗi cá nhân dũng cảm lên một chút thôi. Có thể nhiều người cho rằng xã hội phương Tây khác, Việt Nam khác. Nhưng thực tế là xã hội nào cũng được tạo thành từ từng cá nhân bé nhỏ. Không Chính phủ hay chính quyền nào tạo ra được một xã hội trong mơ nếu ở đó, từng cá nhân không làm tốt vai trò và đóng góp của mình, giống như không cơ thể nào khỏe mạnh nếu từng tế bào không khỏe mạnh. Mình tin rằng tất cả chúng ta có thể cùng nhau thay đổi để tạo ra cộng đồng mà bản thân mong muốn.

Hãy nhìn tình yêu của những đứa trẻ và học theo chúng

Vậy với cha mẹ Yêu không phải cho roi cho vọt mà là cho gì?

Tất nhiên là yêu thì phải cho đi tình yêu rồi. Hãy nhìn tình yêu của những đứa trẻ và học theo chúng bởi đó chính là tình yêu thuần khiết nhất. Tình yêu thuần khiết của trẻ con không có bất kỳ điều kiện nào, cũng không có tiêu chuẩn. Yêu một người đơn giản vì chính bản thân người đó thôi.

Chúng ta cố gắng bảo vệ con mình là điều tốt, nhưng đừng quên mọi trẻ em đều xứng đáng được bảo vệ.

Alicia Vũ

Có 1 con số nào về việc bạo hành trẻ em hoặc dạy dỗ bằng đòn roi mà chị biết khiến cho bất kỳ người lương tri nào cũng phải giật mình?

Theo công trình của hai nhà nghiên cứu Janet Currie và Erdal Tekin tại Đại học Cambridge, hoàn thành tháng 4 năm 2006, những đứa trẻ bị ngược đãi và bạo hành có khả năng phạm tội khi trưởng thành cao gấp 2 lần so với những trẻ không bị ngược đãi.

Có thể nhiều người sẽ tranh cãi dựa trên những trải nghiệm cá nhân của họ và những mối quan hệ xung quanh. Vấn đề là những mối quan hệ trong cả đời của một người vẫn chỉ là một sample rất nhỏ so với lượng sample (mẫu - PV) được lấy cho một nghiên cứu. Vì vậy, kết quả các công trình nghiên cứu luôn có tính chính xác cao hơn.

Sai lầm của người Việt là tâm lý ngại mất lòng, sợ đụng chạm, mang tiếng tọc mạch nên đôi lúc chọn cách làm ngơ - Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Với người mẹ, dù vô cùng đáng thương khi 1 năm không được gặp con do người cha cấm cản rồi ngày gặp lại con đã chết dưới tay nhân tình của chồng. Theo chị, liệu chăng phụ nữ cũng nên quyết liệt và hiểu biết hơn để có thể bảo vệ con mình?

Trong câu chuyện này, mình nghĩ người đau khổ nhất chính là mẹ bé. Bản thân cũng là một người mẹ, mỗi khi nghĩ đến cảm giác của cô ấy, mình gần như không thể thở nổi. Mình tự hỏi cô ấy sẽ phải đi tiếp như thế nào trước nỗi đau khủng khiếp này. Vì vậy, mình không có bình luận hay nhận xét gì về việc phụ nữ nên thế nào trong trường hợp này.

Mình tin là những gì có thể thì cô ấy cũng đã làm rồi. Mình là người ngoài, nhìn vào sẽ thấy việc gì cũng đơn giản và dễ dàng phán xét người khác. Nhân đây mình cũng hy vọng mọi người ngưng chỉ trích và “lên lớp" mẹ bé. Suy cho cùng, cô ấy vẫn là người đã chịu tổn thương khủng khiếp nhất.

Chuyên gia tâm lý trẻ em người Việt tại Anh: Sự
 
 
 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/sai-lam-cua-nguoi-viet-la-tam-ly-ngai-mat-long-so-dung-cham-mang-tieng-toc-mach-nen-doi-luc-chon-cach-lam-ngo-162212912160254074.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang