Trong hôn nhân, hai vợ chồng một khi đã cưới nhau thì nghiễm nhiên trở thành người một nhà. Không chỉ trên mặt giấy tờ mà phải cả ý thức cũng như suy nghĩ của họ chấp nhận cái gọi là quan hệ gia đình đó. Nếu như có vấn đề xảy đến vì điều tưởng chừng như bình thường này thì thật sự khó khăn vô cùng.
01
Thảo cưới Phong đã 3 năm nay. Phong là người thành phố khác lên thành phố làm việc. Anh nỗ lực rất lớn, xuất thân từ vùng quê nghèo, gia đình hoàn cảnh mà học xong đại học, bám lại thành phố. Cuối cùng Phong cũng có những thành công nhất định.
Bố Phong mất sớm, mẹ anh một mình nuôi 3 anh em khôn lớn. Phong là em út, trên anh có một anh trai và một chị gái. Cả ba người con đều rất yêu thương và tôn trọng mẹ mình.
Thảo là người thành phố. Khi biết hoàn cảnh của Phong, cô tỏ ra vô cùng thương cảm. Gia đình Thảo không phản đối Phong, họ chấp thuận cho hôn lễ của cả hai. Duy chỉ có mẹ Phong ban đầu hơi lăn tăn. Mẹ Phong thích con gái quê chân chất, giản dị. Thảo lại là gái phố, bà không mấy ưng ý với mối hôn sự này.
Tuy nhiên sau đó ai cũng biết Phong sẽ ở lại thành phố lớn làm việc chứ không về quê định cư, bởi thế mẹ Phong cũng xuôi xuôi. Phong có công việc ổn định, lương cao lại lấy vợ thành phố, sớm có nhà có xe nên được nhiều người ca ngợi. Mẹ anh cũng rất tự hào về con trai mình.
Đôi lúc, sự chênh lệch xuất phát điểm của hai người trong một mối quan hệ sẽ tạo ra vấn đề. Ban đầu có thể vấn đề nhỏ chưa thấy rõ nhưng về sau sẽ dần dần càng ngày càng bộc lộ mà thôi.
02
Một lần, nghỉ lễ dài ngày nên Phong quyết định đưa Thảo và con gái về quê nội chơi. Thảo đương nhiên cũng biết ban đầu mẹ chồng không quá quý mình nên ra sức lấy lòng. Cô mua không biết bao nhiêu quà cáp, đồ bổ cho bà. Không chỉ thế, Thảo về quê còn chu toàn hết tất cả mọi việc.
Anh trai hay chị gái Phong đều phải khen ngợi Thảo. Hàng xóm láng giềng cũng cho rằng Phong tốt số, cưới được người con gái thành phố nhưng chu đáo, biết lo toan và chẳng nề hà không việc gì.
Thế nhưng thái độ của mẹ chồng đối với Thảo cũng không quá cởi mở. Thảo biết nhưng chẳng nói gì thêm. Đôi khi, định kiến về một người đã tồn tại thì làm cách nào cũng thật khó hòa giải.
Trước khi lên thành phố, Phong để lại cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh cho bà dùng, gọi video với các con.
Không lâu sau, bà sử dụng điện thoại thành thạo và bắt đầu lập một nhóm chat trên ứng dụng mạng xã hội. Nhóm đó có tên là “Gia đình hạnh phúc”. Bà đưa con gái cả, con rể cùng hai cháu, con trai thứ, con dâu và cả Phong vào nhóm nhưng không có Thảo.
Phong không thấy mẹ cho vợ mình vào nên cũng chẳng dám ý kiến nhiều. Sau này, bà còn ‘vui tay’ cho thêm mấy người bà con thân trong họ vào nhóm nữa. Hằng ngày những người trong nhóm bàn tán vui vẻ với nhau, họ chia sẻ chuyện nhà, những tấm hình tụ tập đám cưới, đám hỏi bà con họ hàng.
Sự phân chia cảm xúc, suy nghĩ trong gia đình thể hiện ở những điều nhỏ xíu mà đôi lúc người ta không để ý.
03
Một hôm, hai vợ chồng đang nằm cạnh nhau thì có tin nhắn từ “Gia đình hạnh phúc” đến. Thảo nhìn thấy và khá bất ngờ. Cô hỏi chồng đây là nhóm gì, Phong lúng túng bảo rằng nhóm gia đình, gồm có chị gái, anh rể, anh trai, chị dâu cùng mẹ và vài người họ hàng khác.
Thấy chị dâu cũng có trong nhóm đó, kéo lên thì phát hiện nhóm lập được 3 tháng nay, Thảo cảm thấy tức tối:
“Sao nhóm của nhà mình mà em lại không được anh kéo vào, anh coi em là người ngoài gia đình hay sao mà nhóm riêng như thế lại bỏ qua em?”.
Phong lúng túng quá nên xin lỗi Thảo rồi đưa cô vào nhóm. Khi đó cũng muộn nên mọi người đi ngủ hết cả. Sáng hôm sau, hai vợ chồng đang ngồi ăn sáng thì mẹ chồng gọi đến. Minh vừa alo thì giọng mẹ chồng đã oang oang: “Sao nhóm nhà mình lại có con dâu xuất hiện trong đó, con cho nó vào làm gì”.
Tiếng mẹ chồng to, Thảo nghe hết cả. Lúc đó Phong lúng túng: “Cho Thảo vào cũng được mà mẹ”.
Thế nhưng mẹ chồng vẫn cố chấp: “Đó là nhóm riêng của gia đình mình, không tiện đưa nó vào".
Mẹ đã nói thế, Phong im lặng chẳng phản bác được. Sau đó anh lí nhí bảo sẽ bắt Thảo out khỏi nhóm ngay.
Ngồi bên cạnh, Thảo sững người chẳng biết nói sao với chồng. Những tưởng Phong sẽ làm cầu nối giúp mối quan hệ của mẹ chồng và con dâu hài hòa hơn, ai dè anh ta vừa không có đối sách lại còn chẳng dám lên tiếng nói gì. Phong nhìn vợ rồi bảo:
“Thôi em ra khỏi nhóm đó đi, mẹ không thích thì thôi. Chắc ý của mẹ là nhóm chỉ có con ruột đó”.
Càng giải thích thì càng lúng túng, Thảo lạnh lùng nói rằng có vẻ như mẹ Phong không xem mình như con cái trong nhà. Bản thân Phong cũng chấp nhận luôn cái gọi là thiết lập giải phân cách như thế.
Sự lạnh lẽo cứ như thế tích tụ và bùng nổ, Thảo cảm thấy buồn bã đến cực điểm. Cô cố gắng, chăm lo cho nhà chồng như thế mà nhận lại như thế này đây. Chuyện không được ở trong nhóm gia đình là chuyện nhỏ, những điều thể hiện đằng sau đó mới là chuyện lớn. Cuối cùng Thảo đã quyết định ly hôn.
Phụ nữ khi kết hôn ai mà chẳng muốn được yêu thương. Nếu như mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu căng thẳng thì người chồng phải làm cầu nối, giúp cả hai có cái nhìn tốt hơn về đối phương. Chồng mà chẳng biết bảo vệ vợ thì phụ nữ hết lòng cho anh ta thật sự quá thiệt thòi.
Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/sao-trong-nhom-nha-minh-lai-co-ca-con-dau-cau-noi-lanh-lung-cua-me-chong-nhung-quyet-dinh-ly-hon-lai-bat-nguon-tu-1-menh-lenh-162200811072037648.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.