Sau 100 ngày Sài Gòn chống dịch, BV hồi sức Covid-19 đã "ế" bệnh nhân: Máy thở, giường bệnh xếp đầy kho

Nhiều ngày qua, khoa Cấp cứu, BV Hồi sức Covid-19 chỉ còn tiếp nhận 8 - 10 bệnh nhân/ngày thay vì số lượng đỉnh điểm 70 ca nặng, nguy kịch như trước. Một số khoa đã "giải thể", bình oxy, máy thở cũng được cất gọn một góc khi vắng bệnh nhân điều trị.

Khác với cảnh gấp gáp, chạy đua từng phút để cứu sống những bệnh nhân nặng, nguy kịch được liên tục chuyển tới bệnh viện vào khoảng 2 tháng trước, một ngày cuối tháng 10/2021, không khí tại BV Hồi sức Covid-19 đã nhẹ nhàng hơn khi không còn nhiều bệnh nhân điều trị.

Sau 100 ngày Sài Gòn chống dịch, BV hồi sức Covid-19 đã ế bệnh nhân: Máy thở, giường bệnh xếp đầy kho  - Ảnh 1.

Nhân viên y tế thu dọn các trang thiết bị ở các phòng đã trống bệnh nhân

 

 

Từ việc quá tải khi lượng bệnh nhân nhập viện Hồi sức Covid-19 lớn, hiện tại nhiều phòng bệnh đã trống, số ca nhiễm nặng cũng không còn nhiều

Tại một góc lầu 7, các y bác sĩ, tình nguyện viên thảnh thơi trò chuyện cùng bệnh nhân, một số phòng đã tắt đèn vì không còn ca bệnh. Máy thở, bình oxy, giường bệnh cũng được cất gọn ở cuối hành lang sau nhiều ngày căng mình cùng y bác sĩ cứu chữa người bệnh.

BS.CK2 Trần Thanh Linh (Trưởng Khoa Hồi sức Cấp cứu, BV Chợ Rẫy) - Phó Giám đốc BV Hồi sức Covid-19 cho biết, so với những ngày đỉnh điểm lên đến 740 bệnh nhân, hiện tại BV chỉ còn điều trị cho 180 người. Đặc biệt, số ca thở máy, oxy dòng cao chỉ tầm 60 bệnh nhân, trong đó chỉ 1/5 ca có diễn tiến nặng, nguy kịch.

Sau 100 ngày Sài Gòn chống dịch, BV hồi sức Covid-19 đã ế bệnh nhân: Máy thở, giường bệnh xếp đầy kho  - Ảnh 3.

BS. Trần Thanh Linh xúc động khi nhắc về khoảng thời gian đã qua

"Mỗi ngày bệnh viện chỉ còn nhận khoảng 8 - 10 bệnh nhân thay vì giai đoạn cao điểm lên đến 70 người, số ca nguy kịch thật sự chỉ 1 - 2 trường hợp. Tính đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho khoảng 4.000 bệnh nhân, khoảng 67% đã được ra viện và chuyển xuống tầng dưới để điều trị", BS. Linh cho biết đây là thành quả mà bệnh viện đã đạt được sau rất nhiều nỗ lực của các y bác sĩ, điều dưỡng, tình nguyện viên.

Nói về thời gian "giải tán" bệnh viện, BS. Linh tâm sự: "Cho tới khi nào, TP.HCM thật sự bình yên thì chắc chắn mới thu gọn lại và chuyển giao cho thành phố".

 

 

 

 

Cảnh điều trị cho bệnh nhân tại các khoa ICU2A và lầu 9, số giường bệnh đã trống rất nhiều

Mặc dù công việc đã "dễ thở" hơn nhiều so với giai đoạn trước đây nhưng các y bác sĩ tại BV vẫn không quên nhiệm vụ, tích cực ngày đêm giành giật sự sống cho những ca nặng, nguy kịch. Đã có rất nhiều y bác sĩ gắn bó với bệnh viện từ ngày đầu thành lập, hơn 3 tháng qua, họ tình nguyện không trở về nhà để quyết tâm đợi ngày bệnh viện giải thể.

"Khi cuộc chiến này kết thúc, chắn chắn để lại rất nhiều ký ức có anh em y tế, có thể là những đau thương, mất mát mà mình trải qua, stress về mặt tinh thần hay niềm hạnh phúc khi có nhiều bệnh nhân đã được cứu sống, giọt nước mắt hạnh phúc của họ khi nói lời cảm ơn.

Sau 100 ngày Sài Gòn chống dịch, BV hồi sức Covid-19 đã ế bệnh nhân: Máy thở, giường bệnh xếp đầy kho  - Ảnh 5.

Ngoài việc điều trị chuyên môn, các y bác sĩ, tình nguyện viên kiêm luôn việc chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cho từng bệnh nhân một cách chu đáo

Sau 100 ngày Sài Gòn chống dịch, BV hồi sức Covid-19 đã ế bệnh nhân: Máy thở, giường bệnh xếp đầy kho  - Ảnh 6.

BS. Linh mong ngóng một ngày TP.HCM đẩy lùi dịch bệnh để có thể quay trở về nhà

Còn với bản thân, điều đầu tiên khi không còn dịch, mình chỉ muốn lặng lẽ về nhà, muốn có một thời gian ở nhà để nghỉ ngơi, không đọc tin tức, không gợi nhớ những ký ức trong những ngày tháng tang thương nhất. Và chắc có lẽ, mình sẽ thay đổi số điện thoại, không sử dụng số điện thoại cũ nữa, chỉ lưu lại nó như một kỷ niệm", BS. Trần Thanh Linh chia sẻ.

Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận tại BV Hồi sức Covid-19 vào một ngày cuối tháng 10/2021 khi nhiều khoa, phòng bệnh đã vắng bệnh nhân, các trang thiết bị, bình oxy, máy thở xếp gọn một góc sau thời gian dài hoạt động.

Sau 100 ngày Sài Gòn chống dịch, BV hồi sức Covid-19 đã ế bệnh nhân: Máy thở, giường bệnh xếp đầy kho  - Ảnh 7.

Nhân viên y tế thu dọn đồ đạc tại Khoa ICU2A, trước đây lầu 2 luôn kín mít bệnh nhân

 

 

Giường bệnh chất đầy một góc vì đã hết bệnh nhân điều trị

Sau 100 ngày Sài Gòn chống dịch, BV hồi sức Covid-19 đã ế bệnh nhân: Máy thở, giường bệnh xếp đầy kho  - Ảnh 9.

Những căn phòng "tắt điện" mang theo nhiều hi vọng trong việc dịch bệnh bị đẩy lùi, không còn bệnh nhân nào phải điều trị nữa...

Sau 100 ngày Sài Gòn chống dịch, BV hồi sức Covid-19 đã ế bệnh nhân: Máy thở, giường bệnh xếp đầy kho  - Ảnh 10.

Các giường bệnh đã còn rất ít bệnh nhân nằm điều trị, mỗi ngày BV chỉ tiếp nhận khoảng 8 - 10 ca bệnh mới

 

 

Những bệnh nhân khỏe mạnh, sẵn sàng đợi ngày xuất viện

Sau 100 ngày Sài Gòn chống dịch, BV hồi sức Covid-19 đã ế bệnh nhân: Máy thở, giường bệnh xếp đầy kho  - Ảnh 12.

Niềm vui của các bệnh nhân sau chuỗi ngày chiến đấu với bệnh tật, chiến thắng Covid

 

 

 

 

Những góc phòng trống trơn bệnh nhân, hiện khoa ICU7B đã hoàn toàn "giải thể", BS. Chinh - phụ trách ở khoa cũng đã chuyển xuống lầu 2

 

 

Chú Lý vừa ngắm hoàng hôn, vừa vui mừng cho biết sau 8 ngày vào viện, hiện tại bệnh tình của chú đã cải thiện đáng kể, các triệu chứng không còn. "Chú mong sớm được về nhà, thành phố sớm kiểm soát được dịch bệnh", chú Lý nói

Sau 100 ngày Sài Gòn chống dịch, BV hồi sức Covid-19 đã ế bệnh nhân: Máy thở, giường bệnh xếp đầy kho  - Ảnh 15.

Như vậy, sau khoảng 100 ngày đi vào hoạt động, BV Hồi sức Covid-19 (ngụ tại TP. Thủ Đức) đã điều trị và cứu chữa thành công cho hàng ngàn bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng. Hiện tại, các nhân viên y tế vẫn đang ngày đêm nỗ lực cứu sống những bệnh nhân được đưa vào bệnh viện, ai cũng hi vọng và mong chờ 1 ngày gần nhất, dịch Covid-19 sẽ bị đẩy lùi, tất cả mọi người, mọi nhà đều được bình an

Sau 100 ngày Sài Gòn chống dịch, BV hồi sức Covid-19 đã ế bệnh nhân: Máy thở, giường bệnh xếp đầy kho  - Ảnh 16.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang