Dưới đây là những chia sẻ của người mẹ có tên Quỳnh Hương, hy vọng sẽ giúp các phụ huynh khác trong việc tìm ra phương pháp để dạy con hiệu quả:
Tôi đã tìm hiểu về phương pháp nuôi dạy con từ năm con gái tôi 2 tuổi (2008). Hồi đó tôi là một trong những người tham gia khóa học đầu tiên về kỷ luật tích cực. Sau một khóa học và nhiệt tình áp dụng, tôi vẫn không thay đổi được cách dạy truyền thống "yêu cho roi cho vọt", nói mãi con không nghe vẫn phải dùng bạo lực (mắng, đôi khi đánh) để con làm theo ý mình.
Năm 2020, tôi bắt đầu tin là tồn tại một cách dạy để bố mẹ tôn trọng con, con tôn trọng bố mẹ, và con biết đúng sai để làm theo. Tuy nhiên, sau rất nhiều thay đổi trong học tập của các con tôi (con gái bỏ không nghe giảng và không học bài trước khi thi vào lớp 10 một tháng, con trai bỏ hoàn toàn việc chép bài và làm bài tập về nhà trong học kỳ 1 lớp 6), tôi thấy mình cần tìm hiểu lại về cách dạy con phù hợp, để hệ thống lại, để mối quan hệ gia đình trở nên tôn trọng và thấu hiểu, không còn áp đặt, không còn cảm giác thua cuộc cho bất kỳ ai.
Tôi đã đọc kỹ quyển sách "Đào tạo giáo viên hiệu quả" của tiến sĩ Thomas Gordon để hệ thống lại và tìm ra cách tiếp cận và dạy dỗ con hiệu quả.
1. Dùng "lắng nghe chủ động" để hiểu động cơ dưới mỗi hành vi
Tình huống: bạn trai 12 tuổi xin mẹ cho đi quán net lần đầu tiên.
- Con: Mẹ ơi con đi quán net được không?
- Mẹ: Con không thích chơi ở nhà à? (Tâm trạng của mẹ lúc này cũng lo lắng).
- Con: Máy yếu. Game máy nhà cần có bạn chơi mới vui (Ý là máy nhà yếu nên không chơi được game một mình xịn nhưng con muốn chơi game đồng đội).
- Mẹ: Mẹ hơi lo lắng con sẽ nói tục chửi bậy như hội ngoài quán, đặc biệt là chửi mắng em.
- Con: Nhà chẳng có gì chơi cả mẹ ạ.
Lắng nghe để thấu hiểu con. Ảnh minh họa.
- Mẹ: Con định đi đến mấy giờ con về? Con học hết bài rồi hãy đi nhé. Nhớ về trước giờ nấu cơm chiều. À nhưng mẹ nhắc con là giáo viên ở trường cấm học sinh vào quán net đấy nhé. Con có thể bị cô phê bình nếu cô biết con đi nét.
- Con: Thế mẹ biết game nào hay không ạ?
- Mẹ: Cái này con phải hỏi chị con chứ. Mẹ thấy chị chơi suốt mà. Hoặc con google xem. Game về cơ bản là để kiếm bạn chơi, giống chơi cờ. Không có bạn chỉ có đọc truyện, tự nghiên cứu chế tạo thôi.
- Con: Con đọc với xem hết rồi.
- Mẹ: Con thích thì con đi thử một buổi xem.
Như vậy hành vi của con là "muốn đi quán nét" nhưng động cơ lại vì "chán quá, không biết làm gì với thời gian rỗi".
2. Sử dụng "thông điệp tôi" để nói lên cảm xúc của bản thân chịu tác động của hành vi đó (hành động đó)
"Thông điệp tôi" là những câu nói có ngôi xưng hô từ bản thân người nói.
"Tôi không thể làm việc vì trước tiên tôi phải dọn dẹp rất nhiều đồ bừa bãi mà mọi người bày ra".
"Tôi khó chịu vì tiếng ồn này".
Thông điệp "tôi" đưa ra cảm xúc và những rắc rối của người nói. Một tên gọi khác cho thông điệp "tôi" là "thông điệp chịu trách nhiệm".
Tình huống: Bé 5 tuổi đến nhà ông bà chơi. Đã đến giờ ra về, bố mẹ yêu cầu bé chào ông bà để về. Bé dứt khoát không chào. Bị mẹ kéo đứng dậy thì đứng dậy và cúi gằm mặt.
Cảm xúc của bố mẹ: xấu hổ vì con không lễ phép và cảm thấy tức giận.
Ảnh minh họa.
- Nếu bố mẹ đưa ra một thông điệp: "Con thật vô lễ! Tại sao bảo con chào mà con không chào?".
Với thông điệp này, cảm xúc không tích cực của bố mẹ không được nói ra. Sau khi nghe thông điệp giải pháp và thông điệp công kích của bố mẹ, bé 5 tuổi sẽ muốn phản kháng với yêu cầu (bảo con chào) và muốn tự vệ chống lại công kích (con thật vô lễ hoặc bé sẽ thấy mình vô lễ thật), bé (là người nghe) cũng mang trong mình cảm xúc không tích cực, giống như bố mẹ (là người nói).
- Nếu bố mẹ đưa ra một thông điệp tôi: "Bố mẹ thấy buồn khi con không chào ông bà, con ạ!".
Với thông điệp tôi này, cảm xúc của bố mẹ được nói ra, bé 5 tuổi biết được hành vi của mình đã gây cảm xúc không tích cực cho bố mẹ.
3. Sử dụng "phương pháp xử lý mâu thuẫn ổn thỏa" để giải quyết mâu thuẫn trong gia đình và sắp xếp công việc của bản thân
Con gái từ bé luôn là học sinh giỏi, điểm của con thường từ 9 trở lên. Từ đầu năm lớp 9, vì ảnh hưởng của dịch Covid, có vài tháng con học online và con bắt đầu chơi game nhiều. Sau khi bị nhắc nhở, con lén chơi game trong giờ học. Điểm học kỳ 1 của con bị sút hơn (dù vẫn là điểm giỏi).
Học kỳ 2 năm học 2020-2021, các con gần như học online hoàn toàn. Đầu tháng 4-2021, cô chủ nhiệm (dạy Toán) và cô dạy Văn gọi điện liên tục cho mẹ vì "Con không học bài, trong giờ gọi con không thấy con trả lời", hoặc "Con không làm bài tập. Giờ chữa bài yêu cầu con nộp bài cũng không thấy con nộp".
Tháng 6 con sẽ thi vào 10. Mục tiêu con đặt ra từ 1-2020 là sẽ thi chuyên Hóa (và con vẫn ôn chuyên Hóa từ hồi đó đến giờ). Thời điểm lên nguyện vọng, con đăng ký các trường trung bình khoảng 8 điểm/môn (48 điểm/ 60 điểm tối đa cho 4 môn thi).
3.1. BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ GÂY RA MÂU THUẪN
Cuộc nói chuyện diễn ra buổi tối khi mẹ đi làm về, mẹ đã có khoảng 5 tiếng để lấy lại bình tĩnh kể từ khi cô gọi điện.
- Mẹ: Sáng nay cô giáo gọi điện cho mẹ nói là trong giờ học gọi con trả lời không thấy con đâu, giờ chữa bài yêu cầu con nộp bài cũng không thấy con nộp. Các cô rất lo cho con vì chỉ 2 tháng nữa là thi vào lớp 10 rồi. Mẹ cũng rất lo cho con. Có việc gì xảy ra với con thế?
- Con: Cô gọi con lúc mic hỏng.
- Mẹ: Lúc cô yêu cầu nộp bài thì sao con?
- Con: À lúc đó con chưa kịp chụp bài.
- Mẹ: Kết quả chung là con không học bài và không làm bài. Với tình hình này, mẹ cực kỳ lo về việc con khó đỗ vào lớp 10. Mẹ thấy thời gian con chơi game mỗi ngày nhiều hơn thời gian con học. Điểm kiểm tra ba môn gần đây nhất của con thế nào?
- Con: Toán 7.5, Văn 6, Anh 9.
- Mẹ: Điểm như thế chưa đảm bảo cho con đỗ trường công lập mà con đăng ký. Con có biện pháp gì để đảm bảo cho việc thi đỗ lớp 10?
Như vậy, vấn đề gây ra mâu thuẫn là "Con không học bài và làm bài nên khó đỗ được lớp 10 công lập".
Ảnh minh họa.
3.2. BƯỚC 2: ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI
- Mẹ: Giờ mẹ con mình cần tìm các biện pháp để nâng điểm con lên, đảm bảo con thi đỗ lớp 10. Con có giải pháp gì không?
- Con: Con sẽ học bài tốt hơn.
- Mẹ: Con có cần hỗ trợ để giảm thời gian chơi game không?
- Con: Có lẽ là có đấy mẹ ạ.
- Mẹ: Theo mẹ con cố gắng ngừng chơi game 2 tháng này hoặc chỉ chơi vào giờ cố định cuối tuần để tập trung vào học. Con xem còn giải pháp gì nữa không?
-
Dưới đây là những chia sẻ của người mẹ có tên Quỳnh Hương, hy vọng sẽ giúp các phụ huynh khác trong việc tìm ra phương pháp để dạy con hiệu quả:
Tôi đã tìm hiểu về phương pháp nuôi dạy con từ năm con gái tôi 2 tuổi (2008). Hồi đó tôi là một trong những người tham gia khóa học đầu tiên về kỷ luật tích cực. Sau một khóa học và nhiệt tình áp dụng, tôi vẫn không thay đổi được cách dạy truyền thống "yêu cho roi cho vọt", nói mãi con không nghe vẫn phải dùng bạo lực (mắng, đôi khi đánh) để con làm theo ý mình.
Năm 2020, tôi bắt đầu tin là tồn tại một cách dạy để bố mẹ tôn trọng con, con tôn trọng bố mẹ, và con biết đúng sai để làm theo. Tuy nhiên, sau rất nhiều thay đổi trong học tập của các con tôi (con gái bỏ không nghe giảng và không học bài trước khi thi vào lớp 10 một tháng, con trai bỏ hoàn toàn việc chép bài và làm bài tập về nhà trong học kỳ 1 lớp 6), tôi thấy mình cần tìm hiểu lại về cách dạy con phù hợp, để hệ thống lại, để mối quan hệ gia đình trở nên tôn trọng và thấu hiểu, không còn áp đặt, không còn cảm giác thua cuộc cho bất kỳ ai.
Tôi đã đọc kỹ quyển sách "Đào tạo giáo viên hiệu quả" của tiến sĩ Thomas Gordon để hệ thống lại và tìm ra cách tiếp cận và dạy dỗ con hiệu quả.
1. Dùng "lắng nghe chủ động" để hiểu động cơ dưới mỗi hành vi
Tình huống: bạn trai 12 tuổi xin mẹ cho đi quán net lần đầu tiên.
- Con: Mẹ ơi con đi quán net được không?
- Mẹ: Con không thích chơi ở nhà à? (Tâm trạng của mẹ lúc này cũng lo lắng).
- Con: Máy yếu. Game máy nhà cần có bạn chơi mới vui (Ý là máy nhà yếu nên không chơi được game một mình xịn nhưng con muốn chơi game đồng đội).
- Mẹ: Mẹ hơi lo lắng con sẽ nói tục chửi bậy như hội ngoài quán, đặc biệt là chửi mắng em.
- Con: Nhà chẳng có gì chơi cả mẹ ạ.
Lắng nghe để thấu hiểu con. Ảnh minh họa.
- Mẹ: Con định đi đến mấy giờ con về? Con học hết bài rồi hãy đi nhé. Nhớ về trước giờ nấu cơm chiều. À nhưng mẹ nhắc con là giáo viên ở trường cấm học sinh vào quán net đấy nhé. Con có thể bị cô phê bình nếu cô biết con đi nét.
- Con: Thế mẹ biết game nào hay không ạ?
- Mẹ: Cái này con phải hỏi chị con chứ. Mẹ thấy chị chơi suốt mà. Hoặc con google xem. Game về cơ bản là để kiếm bạn chơi, giống chơi cờ. Không có bạn chỉ có đọc truyện, tự nghiên cứu chế tạo thôi.
- Con: Con đọc với xem hết rồi.
- Mẹ: Con thích thì con đi thử một buổi xem.
Như vậy hành vi của con là "muốn đi quán nét" nhưng động cơ lại vì "chán quá, không biết làm gì với thời gian rỗi".
2. Sử dụng "thông điệp tôi" để nói lên cảm xúc của bản thân chịu tác động của hành vi đó (hành động đó)
"Thông điệp tôi" là những câu nói có ngôi xưng hô từ bản thân người nói.
"Tôi không thể làm việc vì trước tiên tôi phải dọn dẹp rất nhiều đồ bừa bãi mà mọi người bày ra".
"Tôi khó chịu vì tiếng ồn này".
Thông điệp "tôi" đưa ra cảm xúc và những rắc rối của người nói. Một tên gọi khác cho thông điệp "tôi" là "thông điệp chịu trách nhiệm".
Tình huống: Bé 5 tuổi đến nhà ông bà chơi. Đã đến giờ ra về, bố mẹ yêu cầu bé chào ông bà để về. Bé dứt khoát không chào. Bị mẹ kéo đứng dậy thì đứng dậy và cúi gằm mặt.
Cảm xúc của bố mẹ: xấu hổ vì con không lễ phép và cảm thấy tức giận.
Ảnh minh họa.
- Nếu bố mẹ đưa ra một thông điệp: "Con thật vô lễ! Tại sao bảo con chào mà con không chào?".
Với thông điệp này, cảm xúc không tích cực của bố mẹ không được nói ra. Sau khi nghe thông điệp giải pháp và thông điệp công kích của bố mẹ, bé 5 tuổi sẽ muốn phản kháng với yêu cầu (bảo con chào) và muốn tự vệ chống lại công kích (con thật vô lễ hoặc bé sẽ thấy mình vô lễ thật), bé (là người nghe) cũng mang trong mình cảm xúc không tích cực, giống như bố mẹ (là người nói).
- Nếu bố mẹ đưa ra một thông điệp tôi: "Bố mẹ thấy buồn khi con không chào ông bà, con ạ!".
Với thông điệp tôi này, cảm xúc của bố mẹ được nói ra, bé 5 tuổi biết được hành vi của mình đã gây cảm xúc không tích cực cho bố mẹ.
3. Sử dụng "phương pháp xử lý mâu thuẫn ổn thỏa" để giải quyết mâu thuẫn trong gia đình và sắp xếp công việc của bản thân
Con gái từ bé luôn là học sinh giỏi, điểm của con thường từ 9 trở lên. Từ đầu năm lớp 9, vì ảnh hưởng của dịch Covid, có vài tháng con học online và con bắt đầu chơi game nhiều. Sau khi bị nhắc nhở, con lén chơi game trong giờ học. Điểm học kỳ 1 của con bị sút hơn (dù vẫn là điểm giỏi).
Học kỳ 2 năm học 2020-2021, các con gần như học online hoàn toàn. Đầu tháng 4-2021, cô chủ nhiệm (dạy Toán) và cô dạy Văn gọi điện liên tục cho mẹ vì "Con không học bài, trong giờ gọi con không thấy con trả lời", hoặc "Con không làm bài tập. Giờ chữa bài yêu cầu con nộp bài cũng không thấy con nộp".
Tháng 6 con sẽ thi vào 10. Mục tiêu con đặt ra từ 1-2020 là sẽ thi chuyên Hóa (và con vẫn ôn chuyên Hóa từ hồi đó đến giờ). Thời điểm lên nguyện vọng, con đăng ký các trường trung bình khoảng 8 điểm/môn (48 điểm/ 60 điểm tối đa cho 4 môn thi).
3.1. BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ GÂY RA MÂU THUẪN
Cuộc nói chuyện diễn ra buổi tối khi mẹ đi làm về, mẹ đã có khoảng 5 tiếng để lấy lại bình tĩnh kể từ khi cô gọi điện.
- Mẹ: Sáng nay cô giáo gọi điện cho mẹ nói là trong giờ học gọi con trả lời không thấy con đâu, giờ chữa bài yêu cầu con nộp bài cũng không thấy con nộp. Các cô rất lo cho con vì chỉ 2 tháng nữa là thi vào lớp 10 rồi. Mẹ cũng rất lo cho con. Có việc gì xảy ra với con thế?
- Con: Cô gọi con lúc mic hỏng.
- Mẹ: Lúc cô yêu cầu nộp bài thì sao con?
- Con: À lúc đó con chưa kịp chụp bài.
- Mẹ: Kết quả chung là con không học bài và không làm bài. Với tình hình này, mẹ cực kỳ lo về việc con khó đỗ vào lớp 10. Mẹ thấy thời gian con chơi game mỗi ngày nhiều hơn thời gian con học. Điểm kiểm tra ba môn gần đây nhất của con thế nào?
- Con: Toán 7.5, Văn 6, Anh 9.
- Mẹ: Điểm như thế chưa đảm bảo cho con đỗ trường công lập mà con đăng ký. Con có biện pháp gì để đảm bảo cho việc thi đỗ lớp 10?
Như vậy, vấn đề gây ra mâu thuẫn là "Con không học bài và làm bài nên khó đỗ được lớp 10 công lập".
Ảnh minh họa.
3.2. BƯỚC 2: ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI
- Mẹ: Giờ mẹ con mình cần tìm các biện pháp để nâng điểm con lên, đảm bảo con thi đỗ lớp 10. Con có giải pháp gì không?
- Con: Con sẽ học bài tốt hơn.
- Mẹ: Con có cần hỗ trợ để giảm thời gian chơi game không?
- Con: Có lẽ là có đấy mẹ ạ.
- Mẹ: Theo mẹ con cố gắng ngừng chơi game 2 tháng này hoặc chỉ chơi vào giờ cố định cuối tuần để tập trung vào học. Con xem còn giải pháp gì nữa không?
- Mẹ nói thật là bây giờ mẹ vẫn rất lo lắng và buồn, nên mẹ cũng không có giải pháp gì khả thi hơn. Việc thi vào lớp 10 này hoàn toàn do con tự lực chứ mẹ cũng không giúp con được gì hơn. Có thể việc mẹ cấm con chơi game đã làm con càng bị game cuốn hút nhiều hơn. Và mẹ xin lỗi vì điều đó. Với điểm của lần kiểm tra gần nhất thì con không thể đỗ vào trường cấp 3 công lập được. Con nghĩ thêm về việc nếu con thi trượt trường công lập thì con sẽ học ở đâu. Việc đó có tạo những cảm xúc không tích cực như xấu hổ, buồn bã,… cho con hay không? (Áp dụng "thông điệp tôi").
- Con: (cúi mặt, không nói gì)
- Mẹ: Mẹ mong con đạt được điều con mong muốn. Nếu chẳng may không được, mẹ mong con học được từ thất bại để rút kinh nghiệm. Và mẹ sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ con, bất cứ khi nào con muốn.
- Con: Con sẽ cố.
3.3. BƯỚC 3: ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯA RA
- Mẹ: Giờ mình xem hai mẹ con mình đã có những giải pháp gì nhé! Thứ nhất là con sẽ học bài tốt hơn; tốt hơn có nghĩa là học nhiều thời gian hơn hay thế nào thế con?
- Con: Con sẽ nghe giảng cẩn thận hơn và làm đầy đủ các bài cô giao.
- Mẹ: Thứ hai là con cố gắng ngừng chơi game 2 tháng này hoặc chỉ chơi vào giờ cố định cuối tuần để tập trung vào học. Con thấy giải pháp nào ổn hơn?
- Con: Con muốn chơi vào cuối tuần.
- Mẹ: Như vậy thứ hai là con không chơi game trong ngày đi học mà chỉ chơi vào chủ nhật. Con định sẽ chơi vào giờ nào của chủ nhật?
- Con: Con sẽ chơi vào chiều chủ nhật.
Ảnh minh họa.
3.4. BƯỚC 4: ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH
- Mẹ: Tóm lại giải pháp thứ nhất là con sẽ nghe giảng cẩn thận hơn và làm đầy đủ các bài cô giao. Giải pháp thứ hai là con không chơi game trong ngày đi học mà chỉ chơi vào chiều chủ nhật.
- Con: Vâng.
3.5. BƯỚC 5: XÁC ĐỊNH CÁCH THỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH
- Mẹ: Mình sẽ áp dụng hai giải pháp này ngay từ ngày mai được không con?
- Con: Vâng.
3.6. ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THÀNH CÔNG CỦA GIẢI PHÁP ĐƯỢC CHỌN
Sau 1 tuần kể từ khi buổi nói chuyện diễn ra, hai mẹ con đã nói chuyện về việc thực hiện các giải pháp.
- Mẹ: Mẹ con mình đánh giá xem việc học của con một tuần qua thế nào nhé! Tuần vừa rồi mẹ có hỏi các cô về tình hình học của con thì các cô bảo là hỏi con trong giờ con đã trả lời đầy đủ, và bài tập con cũng nộp đầy đủ đúng hạn. Mẹ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều rồi. Hiện tại thời gian con trống sau khi học xong còn nhiều không?
- Con: Còn nhiều đấy mẹ ạ. Con học buổi sáng, trưa con nấu cơm. Chiều con chỉ học khoảng 2h.
- Mẹ: Như vậy con trống buổi tối. Con có muốn chơi vào buổi tối không?
- Con: Vâng thế thì tốt quá! Con cảm ơn mẹ!
- Mẹ: Nhưng mình cần đảm bảo giấc ngủ. Mẹ muốn con cho mẹ một mốc thời gian tắt máy tính để đi ngủ.
- Con: 22h đi mẹ!
Khi đo lường mức độ thành công của giải pháp được chọn, mẹ và con đã giải quyết thêm vấn đề là "việc chơi game vào thời gian trống".
Kết quả thi vào 10 của con: Văn 6.75, Toán 9.5, Tiếng Anh 10, Lịch sử 8.7, Hóa (môn chuyên) 4.75. Tổng điểm xét tuyển trường công lập: 51.2/60. Con đỗ cả ba nguyện vọng con đăng ký và trượt toàn bộ các trường chuyên.
4. Kết luận
Mình thấy phương pháp của tiến sĩ Thomas Gordon đã tổng hợp một cách tối giản nhất lối sống và cư xử để nuôi dạy con tốt nhất. Các con có trách nhiệm và chín chắn hơn. Bản thân mình cũng tìm ra cách để giải quyết những vấn đề của cá nhân một cách hiệu quả nhất (như tự học tiếng Anh, giảm cân, chi tiêu phù hợp, bố trí thời gian hợp lý).
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.