Năm nay, trong thời gian tuyển dụng, lãnh đạo của tôi có phỏng vấn một sinh viên học chuyên ngành tài chính, mới bắt đầu thì cô gái ấy ứng đối khá tốt. Nhưng khi được hỏi mức lương mong muốn là bao nhiêu, cô ấy lại mỉm cười đáp: "Tiền thử việc bắt đầu cần 20 triệu."
Lãnh đạo nghe thế mới sững sờ hỏi: "Em có biết lương cơ bản cho sinh viên mới ra trường là bao nhiêu không?"
Cô gái hồn nhiên trả lời: "Em không biết, nhưng em nghĩ bản thân mình đáng giá đó."
Khi lãnh đạo hỏi thêm một vài kỹ năng khác, như khả năng sử dụng máy tính, trình độ ngoại ngữ, thao tác Photoshop, phần mềm văn phòng... Cô gái kia liền ngập ngừng, chỉ trả lời được vài thứ, còn lại đều không biết.
Tối hôm đó, lãnh đạo mới tức giận nhắn với tôi:
"Giới trẻ bây giờ, ngay cả cách dùng những phần mềm đơn giản cũng không biết, vậy mà lại ảo tưởng mức lương cao chót vót."
Công ty có thể trả cho bạn 20 triệu, nhưng vấn đề là bạn có đủ khả năng hay không, năng lực có tương xứng để nhận mức lương đó hay không?
Những công ty thời nay thường gặp phải một vấn đề: Người có kinh nghiệm thì rất khó "nhào nặn" cho phù hợp với bộ máy vận hành của công ty. Mà người mới thì không đủ năng lực, nhưng đòi hỏi quá nhiều.
Về tình, chúng ta thấu hiểu cho khó khăn mà ba mẹ các bạn bỏ ra trong suốt 4 năm các bạn học đại học. Vì thế, nhiều sinh viên mới ra trường mong muốn được làm việc ở vị trí có mức lương cao. Nhưng như vậy liệu có tốt hay không?
Không phũ nhận nhiều sinh viên có kiến thức chuyên môn rất vững, nhưng đụng đến "kĩ năng mềm" thì kinh nghiệm chỉ toàn bằng không.
Nếu vẫn còn thiếu sót, hãy nghĩ đến việc học hỏi thay vì tham lương cao! Xem khổ cực thành trải nghiệm. Đồng thời hiểu được, núi này cao còn có núi cao hơn.
Thực tế, mức lương của bạn cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào những điều sau:
1. Thái độ
Từ nhỏ, chúng ta nghe thầy cô nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần về vấn đề thái độ. Lúc đó, chúng ta nghĩ việc cô giáo bắt làm bài tập thực sự vô nghĩa, nhưng đến lớn nhiều người mới nhận ra, thái độ thật sự có thể quyết định cách chúng ta nghĩ về vấn đề rất nhiều.
Bạn thành công hay thất bại, không chỉ phụ thuộc vào năng lực cá nhân và vận may, mà còn tùy vào thái độ của bạn là tích cực hay tiêu cực.
Dù bạn có năng lực mạnh đến đâu, hiểu biết nhiều đến đâu, ăn nói khéo đến đâu đi nữa, nhưng chỉ cần bạn có thái độ không tốt với công việc của mình, lý do này rất dễ khiến bạn sa sút và thất bại.
Hãy suy nghĩ nhiều hơn, bớt phàn nàn lại, việc của mình thì học cách tự xử lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động trong công việc,...
Thái độ tốt, việc tất thành!
2. Năng lực học tập
Tuổi trẻ là lợi thế của bạn, nhưng không phải là tiền vốn. Đừng nghĩ rằng bản thân còn trẻ thì có thể dễ dàng lười biếng, đùn đẩy trách nhiệm.
Hãy tận dụng bộ óc trẻ tuổi của bạn để học tập những điều mới, tiếp thu ý tưởng của người xung quanh. Học hỏi và áp dụng những gì đã học, không ngừng bức phá bản thân, có như thế thì lãnh đạo mới xem xét tăng lương cho bạn được.
Cách duy nhất để người khác đánh giá cao bản thân là đầu tư nhiều vào con người hiện tại của bạn, học hỏi là con đường hợp lý nhất.
Người khác thì không ngừng cố gắng, nếu bạn lựa chọn dừng, chẳng phải đang tự đẩy mình đi thụt lùi về sau, vậy còn nhắc gì đến tiềm năng phát triển nữa chứ?
Một doanh nghiệp thường nhìn nhận chúng ta như thế nào?
Vấn đề họ coi trọng gói gọn trong 12 từ: trung thành, cống hiến, chủ động, trách nhiệm, hiệu quả, kết quả, giao tiếp, đoàn đội, tiến bộ, khiêm tốn, giá trị, biết ơn.
Đây là tiêu chuẩn dùng để đánh giá một nhân viên xuất sắc của công ty. Thế nên trước khi nhìn thấy kết quả của bạn, sếp làm sao có lý do để tăng lương cho bạn?
Bạn thử nộp một tờ giấy trắng vào lúc thi cuối kỳ xem cô giáo có cho bạn điểm cao hay không?
Nói chung, ngoài những ông chủ có lòng dạ xấu xa, muốn chèn ép bạn ra thì hầu hết những người còn lại đều muốn tạo một môi trường làm việc tốt hơn cho bạn, cũng như cải thiện chế độ đối xử với nhân viên.
Bởi vì một người lãnh đạo tài giỏi luôn biết, nhân viên tuy làm công cho họ, nhưng cũng là người đang tạo ra của cải cho họ.
Nếu muốn được tăng lương, có mấy điều bạn cần nên nhớ rõ ràng:
Luôn nhớ duy trì lợi ích công ty mọi lúc, cố gắng suy nghĩ vấn đề từ góc độ của lãnh đạo và thay họ giải quyết những rắc rối.
Mục đích của công việc không chỉ là nhận thù lao, mà còn ghi nhận nỗ lực...
Coi trọng mọi khía cạnh của công việc, chuyển từ "Tôi phải làm" thành "Tôi muốn làm".
Cốt lõi của trách nhiệm là tinh thần "dám làm dám nhận", sai không tìm lý do bào chữa, dám dũng cảm nhận lỗi.
Đừng trì hoãn, đừng trở thành khuyết điểm của tập thể, hãy tận dụng thời gian hoàn thiện bản thân.
Công ty cho bạn công việc, chỗ đứng, sự nghiệp, nơi để trưởng thành, hãy nhìn nhận nó với lòng biết ơn...
Thực ra lúc mới bắt đầu, lương thấp không khủng khiếp, điều khủng khiếp là bạn thích nghi với sự ổn định mà mức lương thấp mang lại. Dẫn đến lâu dài đánh mất đi ý chí chiến đấu.
Hãy tự hỏi bản thân mình, bạn muốn sống loại cuộc sống nào?
Để đạt được điều này, bạn có sẵn sàng trả giá nỗ lực tương ứng hay không?
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/sep-hoi-dua-vao-cai-gi-muon-toi-tang-luong-cho-ban-cau-tra-loi-thuyet-phuc-nhat-la-gi-161212503141043012.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.