Theo báo cáo của National Geographic, dữ liệu ban đầu hiện tại cho thấy việc gia tăng số người mắc COVID-19 và phải nhập viện cũng có thể dẫn đến gia tăng các ca nhiễm Candida auris.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, siêu vi khuẩn là một loại nấm men có thể lây nhiễm qua tai và vết thương hở, đồng thời cũng có thể xâm nhập vào máu để gây nhiễm trùng nặng khắp cơ thể.
Hình: CDC Mỹ
Nấm men bám vào các bề mặt và dễ dàng lây lan trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở những bệnh nhân có ống thông hoặc các ống y tế khác cắm trên cơ thể họ.
Đáng chú ý, CDC đã báo cáo 1.272 trường hợp nhiễm Candida auris trong năm nay, tăng khoảng 400% so với số trường hợp được báo cáo trong cả năm 2018, năm gần đây nhất với dữ liệu có sẵn.
Số trường hợp mắc bệnh vào năm 2020 thậm chí có thể cao hơn so với báo cáo, do đại dịch đang diễn ra đã làm gián đoạn các hệ thống giám sát được sử dụng để theo dõi sự lây lan của nấm".
Loại nấm gây hại này đã xâm nhập vào một số bệnh viện chăm sóc, khu điều trị đặc biệt. Điều đáng lo ngại là một khi chúng đã bám rễ vào một nơi, sẽ rất khó để loại bỏ chúng" - Tiến sĩ Tom Chiller trao đổi với National Geographic.
Cũng theo CDC Mỹ, bệnh nhân có thể bị nhiễm Candida auris trong một thời gian dài, nghĩa là vi nấm có thể tồn tại trên da của họ mà không nhất thiết gây ra các triệu chứng rõ ràng. Chúng có khả năng kháng các loại thuốc kháng sinh khác nhau.
Ước tính, khoảng 30 - 60% số người bị nhiễm nấm trên toàn thế giới đã tử vong, mặc dù nhiều người trong số này đồng thời mắc các bệnh nền nghiêm trọng khác - CDC cho biết.
Tiến sĩ Anuradha Chowdhary, thuộc Đại học Delhi, khuyến cáo: Bệnh nhân COVID-19 nên được kiểm tra nguy cơ nhiễm nấm Candida auris thường xuyên để theo dõi chính xác tỷ lệ nhiễm trùng và xác định loại kháng sinh điều trị nếu có thể, để giúp bệnh nhân hồi phục.
Theo kenh14.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.