Vốn dĩ chị Xuân không mấy để tâm đến chuyện phát triển chiều cao của con mình, vì chị cho rằng sự phát triển của mỗi đứa trẻ là khác nhau và rồi từ từ thì con mình cũng sẽ lớn. Tuy nhiên, ngay cả khi con trai đã được 6 tuổi, học lớp 1 rồi nhưng vẫn bé tí như các em mẫu giáo thì bà mẹ này bắt đầu lo lắng.
Tối hôm đó, chị đã đo chiều cao cho con và phát hiện ra rằng suốt cả 1 năm qua, con của mình không hề cao lên tí nào. Chị thật sự hoảng hốt vì sợ con bị mắc phải bệnh gì cản trở chiều cao. Cho nên, ngay ngày hôm sau, hai mẹ con chị Xuân đã đến bệnh viện để kiểm tra.
Sau khi kiểm tra cho bé trai, bác sĩ nhìn chị Xuân hỏi một số câu hỏi về thói quen ăn uống hàng ngày của đứa trẻ. Chẳng hạn như con ăn gì thường xuyên, có ăn đồ ăn bên ngoài hay không?... Chị Xuân thú nhận rằng do bận rộn nên chị không thể nấu bữa sáng cho con, vì vậy, chị thường cho con ăn sáng ở các hàng quán ngoài cổng trường.
Lúc này, bác sĩ mới thông báo kết quả xét nghiệm cho thấy nguyên nhân khiến 1 năm nay con trai của chị Xuân không cao lên là do bé "ăn sáng độc". Chính điều này đã kìm hãm chiều cao phát triển.
Bữa sáng độc là gì?
Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của bà mẹ, bác sĩ giải thích ăn sáng độc là ăn sáng với những món ăn có hàm lượng chất béo, chất đường nhiều và không hợp vệ sinh. Bao gồm:
1. Ăn ngoài quán ven đường
Thông thường, để thu hút sự chú ý của trẻ em, các hàng quán, nhất là các quán ngoài cổng trường thường bày bán những món ăn chiên rán vừa để rút ngắn thời gian chế biến, vừa đáp ứng được sở thích của các em học sinh. Tuy nhiên, việc chế biến thức ăn trước sau đó đợi người đến mua mới đem chiên thì sẽ làm hỏng chất dinh dưỡng của thức ăn. Chưa kể, trong thức ăn sẵn như xúc xích, cá viên chiên lại có chứa một số thành phần không có lợi cho sức khỏe của người sử dụng.
Bên cạnh đó, việc yêu cầu các hàng quán đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn là điều không thể. Bởi mặc dù chủ quán có ý thức đó nhưng vì nằm ở ngoài mặt tiền đường nên vô số bụi, rác, khói xe và các chất gây ô nhiễm khác sẽ bám vào thực phẩm trong quá trình chế biến, từ đó dẫn đến ô nhiễm thực phẩm.
Vì vậy, nếu các cha mẹ cứ thường xuyên cho con ăn các quán ven đường rất có thể trẻ sẽ gặp phải hàng loạt các vấn đề về sức khỏe.
2. Ăn sáng bằng bánh ngọt
Có nhiều trẻ dậy trẻ nên không có thời gian ăn sáng, vì vậy, một số cha mẹ sẽ chuẩn bị sẵn bánh ngọt cho con. Thỉnh thoảng ăn món này thì không sao, nhưng theo bác sĩ nếu ăn thường xuyên thì nó lại có vấn đề.
Bánh ngọt và các loại bánh khác chỉ được xem là đồ ăn vặt, không phải thức ăn sáng nó hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Thêm vào đó, bên trong các loại bánh này chứa nhiều dầu thực vật hydro hóa gây ra nhiều căn bệnh cho cơ thể người, hàm lượng đường cao khiến trẻ tăng cân béo phì, chất bảo quản, chất phụ gia ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng… Tất cả các chất này đều kìm hãm sự phát triển của trẻ, nhất là chiều cao. Do đó, cha mẹ đừng bao giờ dùng các loại bánh làm bữa sáng của con.
3. Ăn thức ăn để qua đêm
Thức ăn để qua đêm thường sẽ bị mất ít nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí còn biến từ chất dinh dưỡng thành chất độc hại dù được bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh. Ăn liên tục những thức ăn thừa để qua đêm như thế này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sức khỏe. Vì thế, dù tiết kiệm thì cha mẹ vẫn không nên cho con ăn đồ ăn thừa của tối hôm trước vào buổi sáng hôm sau.
Bữa sáng lành mạnh mang đến cho trẻ sức khỏe và chiều cao vượt trội
Bác sĩ cũng giải thích thêm với chị Xuân rằng bữa sáng lành mạnh cần phải đảm bảo đủ 2 yếu tố:
Bữa sáng cần phải có đủ: Ngũ cốc, trứng, thịt, rau, trái cây và sữa
Khi trẻ đang trong giai đoạn lớn lên, nhu cầu dinh dưỡng của các bé tương đối lớn và đòi hỏi nhiều dưỡng chất. Vì vậy, khi chuẩn bị bữa sáng cho con, các cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến tính chất dinh dưỡng của bữa ăn sao cho đủ cả thịt, trứng, rau, trái cây và nhớ đừng quên 1 ly/hộp sữa.
Bởi trong ngũ cốc rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B và carbohydrate, còn thịt và trứng lại chứa nhiều vitamin tan trong chất béo, protein, axit amin và các chất dinh dưỡng khác. Trong khi rau chứa nhiều khoáng chất, nguyên tố vi lượng và chất xơ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, bài tiết chất độc tốt hơn thì trái cây lại bổ sung một lượng đường tự nhiên bên cạnh các vitamin cho cơ thể của trẻ.
Và tất nhiên, sữa là một món ăn không thể thiếu trong bữa sáng vì nó rất giàu canxi, lactose, chất béo dễ hấp thu, axit amin và hầu hết các loại vitamin… Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho con uống sữa đậu nành vào buổi sáng, vì nó không hề tốt cho hệ tiêu hóa.
Tất cả các loại thực phẩm này đều quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Nấu bữa sáng đúng cách
Bên cạnh việc đảm bảo các món ăn ngon tốt cho sức khỏe và sự toàn diện của trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý đến cách chế biến. Khi nấu bữa sáng cho con hãy cố gắng tránh sử dụng nhiều dầu và muối, cũng đừng quá khô cứng vì vào buổi sáng, các cơ quan tiêu hóa của trẻ vẫn đang còn "ngủ nướng" nên ít hoạt động. Do đó, thức ăn nhẹ, lỏng tương đối thân thiện với dạ dày.
Đặc biệt, bây giờ đang là mùa đông, nếu được ăn một bữa sáng nóng hổi không chỉ giúp cao lớn khỏe mạnh mà còn làm cho con trở nên minh mẫn hơn, từ đó kết quả học tập cũng sẽ tốt hơn. Thế nên, dù bận mấy thì bận, cha mẹ vẫn nên dành thời gian để chuẩn bị đồ ăn sáng cho con.
Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/suot-ca-1-nam-thay-con-khong-cao-len-them-duoc-phan-nao-ba-me-voi-dua-con-di-kham-roi-nga-ngua-tat-ca-la-loi-cua-me-162211301213314764.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.