Tập gym, ăn kiêng vẫn tăng cân, coi chừng bị bệnh!

(lamchame.vn) - Bạn đang ăn uống theo chế độ nhiều rau xanh, ít tinh bột lành mạnh, thường xuyên đến phòng tập thể dục nhưng vẫn tăng cân? Đây có thể là dấu hiệu bệnh tật.

 

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy sự tăng cân của bạn đi kèm bệnh tật:

Suy giáp

Tiến sĩ Sanaz Memarzadeh – một bác sĩ phẫu thuật ung thư phụ khoa thuộc Trung tâm Y tế UCLA Health của Mỹ - cho biết khi một phụ nữ trẻ thăm khám với chứng tăng cân không giải thích được, tuyến giáp là nơi đầu tiên hầu hết các bác sĩ sẽ kiểm tra. Lý do là theo Hiệp hội Tuyến giáp Mỹ, cứ 8 phụ nữ thì có 1 người mắc chứng rối loạn tuyến giáp.

Tuyến giáp hình bướm ở cổ có chức năng tiết ra hormone điều hòa sự trao đổi chất và nếu tuyến này hoạt động kém, sự trao đổi chất có thể bị chậm lại, kích thích tăng cân. Phụ nữ bị suy giáp cũng hay mệt mỏi, khô da, rụng tóc, khàn giọng, táo bón.

Buồng trứng đa nang

Nghiên cứu cho thấy có tới 1/5 phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Căn bệnh này khiến cơ thể nữ giới bị rối loạn nội tiết tố, mất sự cân bằng hormone sinh sản estrogen và testosterone, có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu đi kèm như kinh nguyệt không đều, rậm lông. Chứng này cũng có thể ảnh hưởng đến cơ chế sử dụng insullin (hormone làm biến đường và tinh bột thành năng lương), gây tăng cân không giải thích được ở phần bụng.

 

Trầm cảm

Khi bạn căng thẳng lâu ngày, lượng hormone adrenaline và cortisol sẽ bị tăng lên có tác dụng khôi phục năng lượng và trữ mỡ. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu stress, buồn bã, lo lắng gây mệt mỏi lâu dài, mất hứng thú với mọi thứ trong cuộc sống, hãy tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khỏe tâm thần để được can thiệp kịp thời.

Mất ngủ

Theo các nghiên cứu, mất ngủ có thể khiến phụ nữ thèm ngọt và béo hơn người ngủ đầy đủ. Theo đó, ngủ quá ít khiến ghrelin – hormone báo hiệu thời gian để ăn – tăng lên, trong khi giảm mức leptin – hormone báo bạn cảm giác no.

Một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí Sleep cho thấy những người ngủ nhiều hơn 1 giờ mỗi tuần sẽ tiêu nhiều mỡ hơn những người ngủ ít hơn, dù họ cùng ăn một lượng calo tương ứng với trọng lượng khi bắt đầu tham gia nghiên cứu.

 

Đầy hơi

Ruột hoạt động tốt hay kém phụ thuộc vào vi khuẩn có lợi, nhưng cũng có vi khuẩn xấu hiện diện để làm cân bằng đường tiêu hóa của bạn. Khi sự cân bằng này mất đi, vi khuẩn đường ruột nhỏ (SIBO) sẽ phát triển quá mức gây ra việc đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy và điều này dẫn đến tăng cân đột ngột.

Tiền mãn kinh

Giai đoạn chuyển tiếp chuẩn bị mãn kinh (tiền mãn kinh, có thể bắt đầu ở phụ nữ 40) kích thích các hormone như estrogen tăng và giảm đột ngột, nên dễ dẫn đến sự tăng cân ở nữ giới. Vấn đề thay đổi cơ thể theo tuổi tác như mất khối lượng cơ, tăng lượng mỡ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để giảm những triệu chứng gây khó chịu ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày.

Thuốc

Có tới một danh sách dài các loại thuốc bao gồm theo toa và không theo toa có thể khiến cơ thể phụ nữ tăng cân đột ngột hay giữ nước. “Thuốc chống trầm cảm như như Paxil, Lexapro và Prozac có thể ảnh hưởng đến trung tâm thèm ăn trong não,” theo lời Rocío Salas-Whalen, một chuyên gia nội tiết tại Phòng Y tế Manhattan, Mỹ.

Trong khi đó, thuốc làm giảm huyết áp có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn. Một số thuốc chứa steroid (như prednisone - một chất chống viêm gây ra tình trạng giữ nước và tăng sự thèm ăn) có thể làm tăng cân. Ngoài ra, thuốc kháng histamin như Benadryl, có thể phá vỡ một enzyme trong não giúp điều chỉnh lượng tiêu thụ thực phẩm, có thể kích thích tăng cân đáng chú ý.

Hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing rất hiếm gặp (10-15 người/ 1 triệu người mắc) nhưng đến 70% những người mắc bệnh là phụ nữ khiến việc sản xuất cortisol bị dư thừa, gây tăng cân quanh bụng, chân, cánh tay, sau cổ, PGS-TS Reshmi Srinath nghiên cứu về tiểu đường, nội tiết tại Trường Y khoa Icahn (Mỹ), cho biết.

Thiếu nước

Tiến sĩ Kristen Neilan, một chuyên viên dinh dưỡng tại Đại học Y tế Florida (Mỹ), cho biết hầu hết chúng ta không uống đủ nước. Đó là bởi vì nhiều người trong chúng ta nhầm lẫn cảm giác khát vì cảm giác đói. Bà nói: “Lẫn lộn, mệt mỏi và chóng mặt đều là dấu hiệu của sự mất nước nhẹ. Nghe có vẻ giống như lúc chúng ta hơi thèm ăn”. Ngoài ra, cơ thể thiếu nước sẽ làm tăng sự trao đổi chất, khiến cơ thể tăng cân.

U buồng trứng

 

Nếu khối u buồng trứng quá lớn sẽ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu và quay về vòng lẩn quẩn là tăng cân. Do đó, nếu phụ nữ có cảm giác đầy bụng thường xuyên, khó chịu ở bụng dưới, áp lực bàng quang, đặc biệt nếu gia đình có người từng mắc ung thư buồng trứng thì hãy đến bác sĩ để được tầm soát căn bệnh này.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang