Tập trung đông người nơi công cộng trong thời điểm dịch bệnh sẽ bị phạt tiền cao nhất 30 triệu đồng, thậm chí xử lý bằng chế tài hình sự

Theo luật sư Cường, mọi hoạt động tập trung đông người đều phải đăng ký trước với UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Nếu vi phạm sẽ bị phạt hành chính, thậm chí xử lý bằng chế tài hình sự tuỳ theo mức độ.

Theo luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp - Đoàn luật sư TP.Hà Nội, hiện nay dịch bệnh do Covid-19 đang diễn biến phức tạp, có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Bởi vậy từ việc "khuyến cáo" người dân hạn chế đi lại, không tụ tập đông người nơi công cộng, hạn chế kinh doanh các ngành dịch vụ có tập trung đông người, hạn chế các hoạt động tôn giáo... là việc làm cần thiết.

Tập trung đông người nơi công cộng trong thời điểm dịch bệnh sẽ bị phạt tiền cao nhất 30 triệu đồng, thậm chí xử lý bằng chế tài hình sự? - Ảnh 1.

Luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư TP.Hà Nội

Tới đây, tuỳ tình hình thực tế, nhiều địa phương sẽ phải ban hành các Quyết định hành chính cá biệt hoặc các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật (Quyết định, chỉ thị, thông tư) để vận dụng các quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, Nghị định 101/2010/NĐ-CP để thực hiện các giải pháp để chống dịch.

Luật sư Cường cho biết, tổ chức, cá nhân nào vi phạm quy định này thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định.

Tập trung đông người nơi công cộng trong thời điểm dịch bệnh sẽ bị phạt tiền cao nhất 30 triệu đồng, thậm chí xử lý bằng chế tài hình sự? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Chế tài xử phạt hành chính sẽ có mức độ từ 100.000 đồng đến 30.000.000 đồng tuỳ mức độ theo Điều 11 của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, cụ thể:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

b) Không thông báo Ủy ban nhân dân và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch.

b) Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch;

b) Thực hiện việc thu phí khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;

c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;

b) Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;

a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;

c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.

 6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch ;

b) Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch ;

c) Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch ;

d) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch".

Bên cạnh đó, luật sư Cường cho biết, trong trường hợp hành vi tập trung đông người nơi công cộng trái quy định của pháp luật làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan bệnh nguy hiểm chuyển nhượng cho người theo quy định tại điều 240 Bộ luật hình sự với mức chế tài có thể tới 12 năm tù (nếu hậu quả làm chết nhiều người).

Bởi vậy, khi các địa phương đã ban hành lệnh cấm tụ tập, tập trung đông người thì người dân phải nghiêm chỉnh chấp hành vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng, trường hợp cố tình vi phạm thì sẽ bị chịu những chế tài nghiêm khắc của pháp luật Việt Nam hiện hành.

 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang