Ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, đại diện chủ đầu tư cho biết đây là công trình đường sắt đô thị thí điểm đầu tiên được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt, đi toàn bộ trên cao. Tốc độ khai thác trung bình 35 phút/h, thời gian chạy toàn tuyến từ Cát Linh - Hà Đông là 23,63 phút. Khi đưa vào khai thác thương mại sẽ hoạt động liên tục từ 5h đến 23h hằng ngày.
Theo ông Phương, khung giờ cao điểm, các đoàn tàu chạy giãn cách với tần suất 6 phút có 1 đoàn tàu cập ga, với sức chở 960 người/đoàn. Trong giờ bình thường tàu chạy được khai thác 10 phút/chuyến, lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu/ngày.
Đội ngũ nhân viên đường sắt vận hành trên tuyến Cát Linh - Hà Đông có 651 nhân sự. Theo khuyến cáo tư vấn an toàn, Metro Hà Nội đã bổ sung thêm 82 nhân sự, trong đó 41 nhân sự được đào tạo tại Trung Quốc, 16 nhân sự đào tạo tại Việt Nam.
Toàn cảnh họp báo cung cấp thông tin, kế hoạch bàn giao, khai thác vận hành giai đoạn đầu tuyến Cát Linh - Hà Đông
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông
Ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Metro Hà Nội cho biết, kế hoạch vận hành giai đoạn đầu là 1 năm kể từ khi bàn giao dự án, Metro Bắc Kinh hỗ trợ xây dựng kế hoạch chia làm 2 giai đoạn, 6 tháng đầu và 6 tháng tiếp theo.
Theo ông Trường, trong giai đoạn đầu, vận hành theo phương án từ thấp đến cao để đánh giá khai thác phù hợp với mức độ dịch vụ của người dân, tránh việc vận hành không có khách. Tuần đầu dự kiến vận hành 15 phút/chuyến, tuần thứ 2 sẽ là 10 phút/chuyến, lượng khách đi đông sẽ điều chỉnh biểu đồ.
15 ngày đầu sẽ miễn phí, không thu tiền của hành khách đi tàu. Giá vé được TP. Hà Nội phê duyệt chính thức, giá mở cửa là 7.000/lượt, theo chặng là 8.000 - 15.000/lượt. Giá vé ngày là 30.000/ngày. Vé cũng được bán theo tháng (không định danh 200.000/người, có định danh là 100.000/người). Những đối tượng được miễn phí đi xe buýt sẽ được miễn phí đi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
"Hành khách đi nhiều trả tiền nhiều, đi ít trả tiền ít chứ không phải đi ngắn mà phải trả tiền cả tuyến. Việc này nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện, đặc biệt là người có thu nhập thấp và trung bình. Mục tiêu của Hà Nội khuyến khích người dân trải nghiệm giai đoạn đầu, kết nối du lịch trong tương lai", ông Trường nói.
Ngoài ra, Tổng Giám đốc Metro Hà Nội cũng cho hay, chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp, đội ngũ nhân sự được đào tạo là 733 người, chia cho km là 56 người phục vụ trên mỗi km. Các nhân viên phục vụ tuyến đường sắt đã được sát hạch trong tháng 9 và đạt yêu cầu, nhân viên tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19. Trên tuyến sẵn sàng trong việc phòng chống dịch Covid-19, có phòng cách ly tạm thời trong vòng 30 phút.
Trên dọc hành lang đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có 55 tuyến buýt có trợ giá kết nối ngang và dọc, đã được phê duyệt từ năm 2020, đồng thời di dời các điểm tiếp cận xe buýt gần nhà ga của tuyến đường sắt. Nhà ga ít nhất có 7 tuyến xe buýt và nhà ga Cát Linh hay Yên Nghĩa là 16 tuyến. Các nhà ga đã bố trí điểm gửi xe máy, xe đạp.
Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, 7h sáng 6/11, Bộ GTVT và UBND TP. Hà Nội sẽ tổ chức bàn giao dự án.
Sau khi bàn giao, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành thương mại. Theo ông Tuấn, hệ thống vận hành sẽ qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu đã vận hành thử thành công, an toàn. Từ 6/11 sẽ thực hiện giai đoạn 2 là khai thác giai đoạn đầu. Sau 1 năm tư vấn đánh giá an toàn dự án sẽ chuyển sang giai đoạn 3.
Infographic: Nhìn lại hành trình 10 năm dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/tau-cat-linh-ha-dong-chinh-thuc-cho-khach-tu-ngay-6-11-gia-ve-tu-7000-dong-luot-161210411155905375.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.