Tham gia lớp tiền tiểu học, cậu bé bị chê trách không tập trung và làm việc riêng, mẹ chỉ nói vài câu mà tình thế đảo ngược

(lamchame.vn) - Không đánh mắng, chỉ nhờ vài lời nói từ mẹ mà cậu bé đã quyết định thay đổi thái độ học tập của mình.

Con chuẩn bị vào lớp 1: Bố mẹ xem ngay cách dạy con làm quen với chữ cái  qua trò chơi này

Nhiều phụ huynh chia sẻ rằng khi thầy cô giáo than phiền hay bày tỏ sự lo lắng về ý thức học tập của con mình trên lớp, họ thường cảm thấy vô cùng buồn bực, áp lực rồi lại có xu hướng giải tỏa sự căng thẳng đó sang con bằng đòn roi hay mắng mỏ, trách móc. Kết quả là các bé sợ hãi, không dám bày tỏ suy nghĩ với bố mẹ, tình hình học tập sau đó cũng không được cải thiện.

Thay vì trách phạt con, người mẹ này lại có cách xử lý bình tĩnh và tinh tế khiến nhiều phụ huynh khác phải dành lời khen cho bà mẹ trẻ. Cụ thể, khi con bị giáo viên chê trách là không tập trung, hay làm việc riêng trong giờ học dẫn tới kết quả học tập kém, chị đã xử lý bằng cách nhẹ nhàng, tinh tế để không làm tổn thương con mà vẫn cải thiện được kết quả học tập của bé.

"Hôm vừa rồi mình có nhận được tin nhắn của cô giáo cho bé Tin, con đang học tiền tiểu học. Cô giáo nhận xét con chậm chạp, không làm theo hiệu lệnh của cô. Thay vì tập trung làm bài, con cũng mải chơi và làm việc riêng, không chú tâm vào bài giảng, vì thế khi cô hỏi lại kiến thức con đã không trả lời được.

Mình nghe xong có chút lo lắng. Nhiều bạn bè khuyên mình phải về mắng con, yêu cầu con phải nghe theo lời cô, không được phép làm việc riêng nữa. Thế nhưng mình cho rằng việc đánh mắng, quát tháo, dọa dẫm... chỉ làm con sợ hãi chứ không nể phục, không thấy được rằng việc đó tốt cho con chứ không phải vì bố mẹ ép phải như thế.

Cô giáo than phiền con không tập trung, làm việc riêng trong giờ học, mẹ chỉ nói vài câu mà tình thế đảo ngược - Ảnh 1.

Sau khi đón con về, mình đưa con đi dạo, tắm rửa, ăn uống như mọi ngày. Tuyệt nhiên không có một lời trách móc hay cáu gắt nào. Và mình chọn thời gian trước khi đi ngủ để tâm sự, trò chuyện với con.

Mình nói: "Tin ơi, hôm nay cô giáo nhắn tin cho mẹ, cô khen con lắm. Cô bảo con ở lớp đã giơ tay nhiều hơn, chịu khó làm bài. Mẹ tự hào về em bé lắm. Thế nhưng mẹ biết con mới từ lớp mầm non lên, chưa thể tập trung hoàn toàn nên đôi lúc còn chưa lắng nghe kĩ cô giáo giảng bài. Thế nên mẹ và con sẽ cùng cố gắng, mỗi ngày mình cùng nhau đọc truyện này, mẹ sẽ dành nhiều thời gian làm bài cùng Tin, còn Tin ở lớp tập trung hơn một chút. Chắc chắn là hai mẹ con sẽ làm tốt, đúng không nào".

Tin nhà mình gật đầu. Con tự giác và vui vẻ tâm sự "khi nào ra chơi con mới nói chuyện và chơi, con trong giờ con sẽ tập trung hơn ạ".

Sau hôm đó, mình thấy cô giáo chia sẻ là con đã lắng nghe, tập trung hơn trong giờ. Vì thế kết quả cũng tốt lên. Không cần đòn roi hay quát mắng nặng lời, mình tin những lời nhẹ nhàng từ ba mẹ sẽ chạm vào trái tim con hơn", bà mẹ này chia sẻ.

Cách xử lý tình huống dạy con của bà mẹ trẻ đã nhận được nhiều lời khen và sự đồng tình từ các bậc phụ huynh khác. Câu chuyện này có thể là một gợi ý cho các bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con, nhằm giúp các con nâng cao niềm tin vào bản thân, cảm hứng học tập cũng như tăng cường sự kết nối giữa con và cha mẹ.

Bố mẹ hiểu rõ sự khác biệt giữa mầm non và tiểu học để con không bị sốc tâm lý khi vào lớp 1

Trẻ bước vào lớp 1, không nhiều thì ít, đều gặp những hụt hẫng và khó khăn nhất định, phần nhiều do sự khác biệt về môi trường và yêu cầu học tập. Hiểu được điều này, phụ huynh có thể giúp con thích nghi nhanh và tìm được niềm vui khi đến trường cũng như có kết quả học tập tốt.

Dưới đây là những chia sẻ của Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội đồng thời là một chuyên gia giáo dục. Hy vọng thông tin có thể giúp ích cho các bậc phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1.

Để các phụ huynh hiểu rõ hơn về những điểm khác biệt rất lớn giữa mầm non và tiểu học, chúng tôi đã kẻ một bảng ghi rất rõ những đặc trưng của hai cấp học này. Từ đó các phụ huynh sẽ hiểu: bước chân vào trường tiểu học, trẻ sẽ phải trải qua những khó khăn gì.

Nhìn bảng trên, chúng ta có thể thấy sự khác biệt vô cùng lớn giữa 2 cấp học. Nếu cha mẹ bỏ qua vấn đề này mà suy nghĩ con đương nhiên phải vượt qua thì rất thiệt thòi cho các bé.

Khác biệt mầm non - tiểu học: Nguyên nhân lớn của việc gây sốc tâm lý trẻ lớp 1 - Ảnh 1.

Trẻ vào lớp 1 không nhiều thì ít đều gặp những khó khăn nhất định. Có cháu vượt nhanh, có cháu không vượt được thì tìm cách phá đám, nghịch ngợm, học kém. Khi bé chán học, bố mẹ càng lo lắng, sốt ruột, thúc ép, thuê gia sư về rèn, tăng thời gian cho con học ở nhà, tìm chỗ cho con học thêm. Khi trẻ ở lớp đã mệt mỏi, về nhà cần được vui chơi, chia sẻ để cân bằng thì lại bị nhồi nhét, thúc ép thêm khiến các bé đã chán càng thêm nản.

Như vậy, việc chúng ta cần quan tâm là làm sao để trẻ có thể tiếp nhận sự đổi thay này một cách dễ dàng mà không gặp phải những vấn đề về tâm lý.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang