Chúng ta đều biết rằng muốn khỏe mạnh toàn thân thì các cơ quan trong cơ thể đều cần phải vận hành trong điều kiện tốt nhất. Trong đó, thận có khỏe mạnh thì cơ thể mới khỏe theo.
Tuy nhiên thực tế thì nhiều người chưa biết cách chăm sóc thận đúng đắn, dẫn đến các trường hợp mắc bệnh thận ngày càng gia tăng theo thời gian. Nhiều người trẻ tuổi đã bị mắc bệnh thận, suy thận hoặc thậm chí phải chạy thận.
1, Duy trì lối sống lành mạnh
Điều rất quan trọng là bạn cần phải sống và làm việc một cách hài hòa, đều đặn và chú ý ăn ngủ nghỉ hợp lý một cách thường xuyên, tuân thủ lối sống năng động, yêu thể dục thể thao. Tập thể dục đúng cách có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh thận.
Nên sớm xây dựng và phát triển cho mình một thói quen tham gia một chương trình tập thể dục thể thao phù hợp. Ví dụ như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, thái cực quyền, v.v. và lưu ý rằng bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi sau khi tập thể dục và kiên trì hàng ngày với thói quen đó.
2, Cân bằng chế độ ăn uống và duy trì cân nặng bình thường
Cổ nhân nói rằng bệnh từ miệng mà vào, điều này chúng ta đã không còn xa lạ gì. Cho nên, việc phòng ngừa bệnh thận cần chú ý rất nhiều đến chế độ ăn uống cân bằng và duy trì cân nặng trong mức bình thường.
Trong bất kỳ bữa ăn nào, bạn cần chú ý sử dụng nguyên liệu tươi và phương pháp nấu ăn lành mạnh, lượng muối hàng ngày cho mỗi người được kiểm soát ở mức 5-6g (khoảng 1 muỗng cà phê muối), hạn chế chế biến thực phẩm có chứa muối, chất bảo quản và phụ gia. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, béo phì có liên quan mật thiết đến các nguyên nhân gây ra bệnh thận, do đó, không chỉ tránh việc để bản thân bị tăng cân mà bạn cần đặc biệt tránh bị béo bụng.
3, Đảm bảo uống đủ nước
Thiếu nước trong thời gian lâu dài thì cơ thể có thể dễ dàng gây ra hiện tượng bị nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, và các bệnh nguy hiểm khác.
Việc uống nước khoa học có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận một cách hiệu quả. Lời khuyên của các chuyên gia bệnh thận bạn có thể tham khảo: Người lớn nên uống 1500 - 1700 ml nước mỗi ngày, thích hợp nhất nên là nước đun sôi hoặc trà nhẹ.
Trong điều kiện thời tiết nóng, lượng vận động hay hoạt động thể dục thể thao nhiều gây đổ mồ hôi thì bạn cũng nên chú ý bổ sung lượng nước thích hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, bệnh nhân bị sỏi thận nên tăng lượng nước uống hàng ngày để giảm nhẹ tình trạng bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Điều cần chú ý là, lượng nước uống trung bình trong suốt cả ngày nên được phân phối để tránh uống nước liên tục trong một khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận nặng, phù nặng, suy tim và các bệnh khác nên hạn chế uống quá nhiều nước, cần phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
4, Kiểm soát lượng đường trong máu và lượng mỡ trong máu
Bệnh tiểu đường hiện nay đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận mãn tính ở người dân thành thị ở Trung Quốc.
Muốn phòng tránh và ngăn ngừa bệnh thận thì nên thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu và chỉ số mỡ máu, điều này được cho là rất quan trọng.
Kiểm soát các chỉ số này trong thời gian dài một cách có hiệu quả đương nhiên có thể làm giảm hoặc trì hoãn sự xuất hiện và tiến triển của bệnh thận mãn tính.
5, Lên kế hoạch khám sức khỏe định kỳ
Đây là một thói quen tốt mà cho đến nay vẫn còn rất nhiều người chưa áp dụng triệt để. Kiểm tra thể chất thường xuyên có thể phát hiện ra những tổn thương thận sớm một cách hiệu quả.
Khuyến cáo rằng việc kiểm tra thể chất bao gồm thói quen kiểm tra sự thay đổi của nước tiểu, chỉ số nước tiểu, chức năng thận và siêu âm thận.
Đối với những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh thận cao như tăng huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu, tăng axit uric máu, bệnh gút, bệnh tim mạch và mạch máu não, béo phì, ngưng thở khi ngủ, thì cần phải kiểm tra kỹ hơn, kể cả về tỷ lệ protein / creatinine, chức năng ống thận, siêu âm mạch máu thận và kiểm tra đáy mắt.
Làm nóng vùng thận có thể bổ sung thận khí
Theo quan điểm của y học truyền thống Trung Quốc, thận thuộc về xương từ đó sinh ra thận khí. Thận khí thông thì não khí thông, thận tinh đủ thì não lực mới sung mãn và minh mẫn. Nói đơn giản hơn là thận tốt thì xương cốt hay não bộ đều tốt và ngược lại.
- Khi chúng ta làm tiêu hao thận khí quá mức có thể khiến cơ thể bị ảnh hưởng đáng kể, triệu chứng dễ nhận biết nhất chính là cảm giác mất ngủ, mệt mỏi và cảm lạnh.
Tại thời điểm này, nên bổ sung năng lượng cho thận và phục hồi sức mạnh và năng lượng thể chất thông qua phương pháp mát xa, đấm bóp hay rung lắc thận. Cái gọi là "lắc thận" ở đây chính là để kích thích huyệt Thận Du bằng phương pháp rung lắc cơ thể.
Phương pháp cụ thể: Hai bàn tay nắm chặt, nắm tay trống rỗng, để tay vào vị trí của huyệt thận du (hay còn gọi là vùng huyệt yêu nhãn), thực hiện các động tác di chuyển, xoay người và ấn tay lên vùng huyệt trên, các ngón chân không nhấc khỏi mặt đất.
Đồng thời, nắm đấm không di chuyển, toàn thân rung lắc, vận động cơ thể cho đến khi vùng eo tỏa ra hơi ấm, vùng thận nóng lên là được.
Chăm sóc thận là việc quan trọng mà bạn thật sự nên dành thời gian để thực hiện mỗi ngày.
*Theo Health/Sohu
Theo Trí Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.