Nhịn ăn sáng
Qua một buổi đêm dạ dày của bạn trở nên trống rỗng. Đến buổi sáng nó sẽ tăng tiết, tăng co bóp để tiết dịch vị. Thế nhưng bạn lại không nạp đồ ăn vào để tiêu hóa, lâu ngày dễ dẫn đến những bệnh viêm loét dạ dày.
|
Nếu nhịn bữa sáng thì cơ thể thiếu năng lượng, các tuyến nội tiết (tuyến yên, tuyến cận giáp và tuyến giáp) sẽ hoạt động quá mức để huy động cái năng lượng dự trữ và protein đến từ lá gan. Do vậy, các tuyến này và lá gan của bạn sẽ phải hoạt động hết sức căng thẳng.
Nó cũng ảnh hưởng lên hệ miễn dịch.
Nhịn hắt hơi
Có rất nhiều người thường có thói quen nhịn hắt hơi, tuy nhiên, điều này lại gây ra vô số tác hại không nhỏ tới sức khỏe của bạn. Khi bạn cố gắng nhịn hắt hơi thì áp lực nội sọ sẽ tăng cao đáng kể, đồng thời lượng máu di chuyển lên não bị phá vỡ và khiến các mạch máu cũng như mô thần kinh bị chèn ép. Chính điều này là nguyên nhân gây đau đầu, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả thính giác.
|
Ngoài ra, thói quen này còn khiến khoang mũi không được làm sạch và tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập sâu hơn vào cơ thể. Mặt khác, nó cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mắt và cơ hoành của bạn.
Nhịn xì hơi
Việc nhịn xì hơi sẽ khiến các chất có hại trong cơ thể bạn không được đào thải ra ngoài, điều này cũng làm niêm mạc ruột hấp thụ ngược các chất trở lại, từ đó dẫn đến một số triệu chứng như tức ngực, đầy bụng...
|
Ngoài ra, nhịn xì hơi thường xuyên còn làm tăng cao nguy cơ ngộ độc mãn tính, kéo theo các triệu chứng như tinh thần sa sút, khó tiêu hóa, viêm đường ruột, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, da dẻ tái nhợt...
Nhịn tiểu
Đây dường như là một thói quen mà nhiều người rất hay mắc phải trong cuộc sống. Có thể là do công việc đang còn dang dở, hay do lái xe trên đường khiến bạn phải nhịn tiểu trong một thời gian dài. Và hậu quả mà bạn phải đối mặt là nguy cơ vỡ bàng quang, do không gian lưu trữ của bàng quang đã đạt đến một giới hạn nhất định mà không được giải quyết.
|
Mặt khác, khi lượng nước tiểu bị lưu trữ quá nhiều thì bàng quang sẽ bị quá tải và khiến nước tiểu chảy ngược trở lại niệu quản, lâu dài có thể dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Các chuyên gia y tế đã khẳng định nhịn tiểu tiện thường xuyên sẽ khiến bàng quang bị tổn hại do vi khuẩn ứ đọng lại trong đường tiết niệu. Các chất cặn trong nước tiểu đọng lại lâu ngày sẽ tích tụ và hình thành.
Nghiêm trọng hơn, chị em dễ bị vô sinh khi nhịn tiểu thường xuyên bởi thói quen này làm cho bàng quang tích trữ chất lỏng quá nhiều, gây phình to ra và chèn ép tử cung, khiến tử cung khó về vị trí cũ.
Những người bị cao huyết áp nhịn tiểu sẽ làm tăng huyết áp, tim đập nhanh, lượng oxy tiêu hóa gia tăng, khiến họ dễ bị xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, đột tử. Việc nhịn tiểu lâu còn làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ dẫn tới tiểu són, tiểu dắt.
Không những thế, theo Tiến sĩ Chamandeep Bali, bác sĩ tại phòng khám Naturopathic Toronto cho biết rằng, nếu bạn càng nhịn tiểu, bàng quang càng bị căng phồng thì não có thể giảm khả năng nhận biết khi nào bạn cần phải đi tiểu. Và một khi não không điều khiển được vấn đề này, thì nghiêm trọng hơn là bạn sẽ tiểu trong vô thức, nghĩa là không điều khiển được hành vi mà tiểu ra cả quần như trẻ nhỏ.
Nhịn đại tiện
Nhịn đại tiện quá lâu không chỉ khiến bạn khó chịu, mà còn gây ra một số vấn đề sức khỏe như chướng bụng, táo bón, thậm chí chảy máu vì đau.
Thói quen nhịn đi "nặng" sẽ khiến bạn dễ mắc chứng táo bón. Do đại tràng thường rút nước từ chất thải đường tiêu hoá, nhịn càng lâu, phân càng khô cứng, khó được đào thải ra ngoài. Việc cố rặn khiến hậu môn dễ bị rách, chảy máu… gây ra táo bón. Đặc biệt là trẻ nhỏ càng ngại đi đại tiện, khiến hậu quả trở nên xấu hơn khi trưởng thành. Chất thải cũng chứa nhiều độc tố, không đào thải kịp khiến độc tố giữ lại trong người khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Tình trạng kéo dài sẽ là nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ, thậm chí ung thư đường ruột.
|
Nhịn đi đại tiện là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh sa trực tràng (lòi ruột). Khi phân xuống, trực tràng sẽ kích thích việc đi ngoài. Việc nhịn làm trực tràng có thói quen giữ phân, không còn kích thích như trước dẫn đến bệnh sa trực tràng. Ở giai đoạn đầu, ruột chỉ sa khi rặn mạnh, nhưng để lâu, sa tăng lên, không thể đưa vào như ban đầu. Do cơ hậu môn co thắt, đoạn trực tràng sa bị nghẽn, lâu có thể hoại tử gây viêm dưới phúc mạc, ảnh hưởng xấu đến tính mạng.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.