Trong những tháng gần đây, thế hệ cuối 9X mới đi làm đang đăng tải nhiều video lên mạng xã hội, bày tỏ các vấn đề của họ với các chuẩn mực truyền thống tại nơi làm việc. Họ cho rằng giờ làm việc 8 tiếng truyền thống quá bó buộc và mong muốn lịch trình tuần làm việc 4 ngày càng phổ biến hơn.
Trong nhiều trường hợp, thế hệ 8X và đầu 9X cũng hăm hở bình luận trên các video, bày tỏ sự thông cảm và đồng ý rằng những thay đổi trong văn hóa nơi làm việc đáng ra phải diễn ra từ lâu rồi.
Dù vậy, đang có tin tốt cho hai thế hệ trẻ nhất trong lực lượng lao động.
Vào tháng 3, Karl Treacher, Giám đốc điều hành của The Brand Institute of Australia, một tổ chức giáo dục và tư vấn đang nỗ lực định hình lại thế giới hậu COVID, đã chia sẻ suy nghĩ của mình về môi trường làm việc năm 2030 trong một bài báo dành cho Tạp chí The CEO.
Vào thời điểm năm 2023 sắp kết thúc, ông cho biết trong một cuộc trao đổi email rằng ông vẫn giữ nguyên dự báo của mình.
Sự linh hoạt mà người lao động trẻ mong muốn có thể sẽ được đáp ứng
Trong bài viết ban đầu của mình, Treacher chỉ ra rằng đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh sự chuyển đổi quyền lực từ cấp quản lý sang người lao động, khi nhân viên đảm nhận công việc từ xa và tìm thấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn. Ông tin rằng hiện tại sẽ không có chuyện quay trở lại vì văn hóa làm việc sẽ "hướng tới sự sắp xếp công việc linh hoạt và phi tập trung hơn".
Ông viết: “Nhân viên sẽ có nhiều quyền kiểm soát hơn vào năm 2030 về mặt sắp xếp công việc và quy trình ra quyết định. Quy trình tự quản và các nhóm tự quản sẽ là chuẩn mực chứ không phải là ngoại lệ như ngày nay”.
Ông nói với tờ Insider rằng nhân viên sẽ có thể "làm việc từ bất kỳ địa điểm nào và vào bất kỳ thời điểm nào" và cuối cùng họ sẽ có nhiều quyền tự chủ hơn về giờ làm việc của mình.
Đây sẽ là một lợi ích to lớn cho lao động trẻ. Theo khảo sát của Deloitte với 22.000 người thuộc cả hai thế hệ Gen Z và Millennials, quyền tự do lựa chọn nơi làm việc là mối quan tâm hàng đầu của họ.
Phúc lợi của người lao động sẽ được đặt lên hàng đầu
Khi nhân viên Gen Z lên tiếng về nhu cầu sức khỏe tâm thần của họ tại nơi làm việc, họ biết đó là một rủi ro và không phải lúc nào cũng nhận được phản hồi tích cực. Theo một cuộc thăm dò của Gallup năm 2020, cả Gen Z và thế hệ Millennials đều muốn làm việc cho những ông chủ quan tâm đến phúc lợi của họ. Tương lai có thể sẽ ngày càng tích cực hơn cho nhóm lao động này.
Treacher nói với BI: “Tôi tin chắc rằng sức khỏe tâm thần của nhân viên sẽ là ưu tiên hàng đầu của tất cả các tổ chức vào năm 2030”.
Cụ thể, ông tin rằng sẽ có sự nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần ở nơi làm việc và chuyển từ cách tiếp cận phản ứng, bao gồm những thứ như trị liệu, sang tập trung hơn vào các biện pháp phòng ngừa, như đào tạo chánh niệm.
Kỹ năng của người lao động trẻ có thể được đặc biệt coi trọng
Treacher tin rằng các nhà lãnh đạo trong tương lai sẽ có kỹ năng đồng cảm và có kỹ năng công nghệ vững vàng, đặc biệt khi AI tiếp tục cách mạng hóa nơi làm việc.
Ông viết: “Những nhà lãnh đạo có thành tích tốt hơn sẽ là những cá nhân tự tin, trầm ổn, am hiểu công nghệ, có hiểu biết chắc chắn và toàn diện về nhu cầu luôn thay đổi của nhân viên cũng như thế nào là một văn hóa làm việc lành mạnh, hiệu suất cao”.
Nếu dự đoán của Treacher là chính xác, những người lao động trẻ có thể sẽ có đủ điều kiện để vươn lên vị trí lãnh đạo một cách tự nhiên. Theo một cuộc khảo sát của Deloitte, Gen Z đánh giá rất cao khả năng đồng cảm từ các sếp và với tư cách là thế hệ bản địa kỹ thuật số đầu tiên, thế hệ Millennials dường như sẽ tiếp tục thăng tiến trong các cấp bậc một phần nhờ vào kỹ năng công nghệ của họ.
Nếu có thể kiên trì trong nửa thập kỷ tới, có vẻ như cả hai thế hệ trên đều có tiềm năng có được vị trí làm việc mà họ đang tìm kiếm.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.