Cụ thể, chủng virus Delta (ghi nhận lần đầu tiên tại Ấn Độ) khiến cho việc lây lan rất nhanh, bệnh nhân chuyển biến nặng, gây ra khó khăn lớn cho ngành y tế.
Thứ Trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ "Có những bệnh nhân từ không triệu chứng chuyển biến thành nặng chỉ trong vài giờ. Vì thế, việc theo dõi, chăm sóc bệnh nhân là hết sức quan trọng, đặc biệt ở các cơ sở thuộc tầng 1, tầng 2".
Vì lý do đó nên phác đồ điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch ở Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi, cập nhật y văn, nghiên cứu, khuyến cáo từ nhiều tài liệu khoa học cũng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Bên cạnh đó về cơ chế bệnh sinh (Covid-19), các nhà khoa học cũng phát hiện nhiều sự thay đổi. Việt Nam cũng đã và đang có những can thiệp sớm hơn.
"Bộ Y tế đã yêu cầu trang bị phương tiện thở ô-xy cho tất cả cơ sở thu dung, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19. Chúng ta sẵn sàng sử dụng hệ thống ô-xy dòng cao và các máy thở hiện đại sớm để tránh người bệnh diễn tiến suy hô hấp nặng", Thứ trưởng Sơn thông tin thêm.
Chia sẻ thêm về công tác điều trị, Thứ trưởng Sơn cho hay trước kia một số loại thuốc được sử dụng ở giai đoạn muộn hơn (thí dụ như thuốc kháng đông, corticoid), giờ được khuyến cáo sử dụng sớm.
Ngoài công tác điều trị thì nhiều loại thuốc khác như kháng sinh, kháng nấm, hệ thống lọc máu liên tục, các hệ thống hỗ trợ, hồi sức cho người bệnh cũng được đưa vào sử dụng sớm.
Thứ trưởng, ngành y tế cũng chia sẻ là phải tăng cường truyền thông, giúp người bệnh phát hiện sớm các triệu chứng khó chịu. F0 điều trị tại nhà quan trọng nhất là khả năng đáp ứng của ngành y tế (tư vấn, thăm khám) để phát hiện sớm triệu chứng chuyển nặng và đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế.
Nhận định tình hình dịch bệnh tại TP.HCM, ông Sơn cho rằng vẫn đang diễn biến phức tạp. Việc kéo dài Chỉ thị 16 và siết chặt các biện pháp giãn cách hơn nữa, hy vọng 2 tuần tới, thành phố cơ bản có thể kiểm soát được dịch.
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.