Theo đó ông Nguyễn Văn Nhật (48 tuổi, trú Triệu Độ, Triệu Phong, Quảng Trị) được đưa vào viện cấp cứu với tình trạng ngộ độc Methanol có trong rượu. Các xét nghiệm cho thấy hàm lượng Methanol trong mẫu máu bệnh nhân Nhật là 2.100 mg/lít, vượt hơn 10 lần ngưỡng gây ngộ độc. Trước đó ông Nhật đã uống rượu do dân tự chế biến, mẫu rượu này cũng được xác định là có hàm lượng Methanol vượt quá 1.100 lần ngưỡng cho phép.
Để cứu sống bệnh nhân, bác sĩ BVĐK Quảng Trị truyền bia vào đường tiêu hóa của bệnh nhân Nhật. Sau khi truyền gần 5 lít bia thì bệnh nhân Nhật dần bình phục, tỉnh táo, và đến ngày 9/1, bệnh nhân Nhật đã ra viện.
Giải độc rượu bằng bia cần được áp dụng bằng bác sĩ có chuyên môn nếu không sẽ có nhiều tác dụng phụ |
Truyền bia để giải độc rượu, phương pháp lạ lẫm này lập tức nhận được những hoài nghi trong dư luận xã hội. Theo các bác sĩ thì phương pháp này đã từng được đề cập trong y khoa. Ngộ độc rượu có 2 loại là ngộ độc ethanol và ngộ độc methanol. Bệnh nhân Nhật đã bị ngộ độc methanol - hay còn gọi là cồn công nghiệp chất được dùng trong sơn, dung môi
Để điều trị ngộ độc methanol, nếu cho người bệnh uống ethanol (rượu, bia thực phẩm) thì sẽ có tác dụng giải độc. Tuy nhiên, bia được đưa vào cơ thể bằng "truyền tĩnh mạch" thì rất nguy hiểm, có thể tử vong. Vì lẽ đó phương pháp này ít được sử dụng trong thực tế.
Theo đại diện Bộ Y tế, biện pháp "đưa bia giã rượu" chỉ được áp dụng tại các cơ sở y tế, do chính các bác sĩ có chuyên môn thực hiện và tùy thuộc vào nồng độ methanol gây ngộ độc trong cơ thể bệnh nhân. Còn lại việc người dân tự ý dùng bia để giải độc sau khi uống rượu không có ý nghĩa, thậm chí còn có tác dụng phụ gây đến tử vong. Người dân tuyệt đối không được tùy tiện áp dụng phương pháp giải độc rượu này tại nhà.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.