Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2020), thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xe ôm công nghệ (Grab, be, Gojek…) sẽ được áp dụng với mức 10% (trước đây là mức 3%).
Nhiều người thắc mắc ai phải trả khoản thuế giá trị gia tăng 10% này; có quan điểm cho rằng các hãng xe ôm công nghệ phải chi trả khoản thuế này, có người nghĩ rằng tài xế chạy xe ôm phải trả…
Tài xế tập trung phản đối chính sách tăng cước của Grab ở Hà Nội sáng 7/12
Trước những thắc mắc nêu trên, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh có một số chia sẻ pháp lý về vấn đề này nhằm giúp mọi người hiểu rõ. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, căn cứ Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Như vậy, khoản thuế này do người tiêu dùng (khách đi xe ôm công nghệ) đóng. Ví dụ: giá chưa thuế của một cuốc xe là 20.000 đồng, với mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% thì khách đi xe ôm công nghệ phải đóng 20.000 đồng x 10% = 2.000 đồng; như vậy, tổng số tiền khách đi xe ôm công nghệ phải trả cho cuốc xe này là 20.000 đồng + 2.000 đồng = 22.000 đồng.
Thứ hai, căn cứ Điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, tuy khách đi xe ôm công nghệ trả khoản thuế giá trị gia tăng này nhưng bên hãng xe ôm công nghệ phải có nghĩa vụ thu khoản tiền này để nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Thứ ba, nếu các hãng xe ôm công nghệ giữ nguyên giá cước dịch vụ như hiện hành, với mức thuế giá trị gia tăng nâng từ 3% lên thành 10% thì khách hàng sẽ tăng thêm chi phí cho mỗi cuốc xe khoảng 6.8%. Sau đây là bảng ví dụ về sự tác động của việc tăng thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xe ôm công nghệ:
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.