Tiểu đường thai kỳ là gì?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 - 28. Hiện nay, tiểu đường thai kỳ rất phổ biến và nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và con.
Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ nhưng phổ biến nhất thường là do: Thừa cân, béo phì, mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị đái tháo đường...
Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?
- Thường xuyên thấy khát nước và đi tiểu nhiều.
- Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu,...
- Khó lành các vết trầy xước, vết thương.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với mẹ và bé
- Đối với mẹ: tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, khó sinh, sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.
- Đối với bé: Hội chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh gây ra tình trạng co giật dẫn đến hôn về và tổn thương não nếu bé không được kiểm tra và phát hiện kịp thời, thai nhi có nguy cơ dị tật hoặc tử vong, chậm phát triển, thai to, giảm sự trưởng thành của phổi, béo phì, suy hô hấp, có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mạch.
Phòng tránh đái tháo đường thai kỳ như thế nào?
- Chế độ tập luyện: Các mẹ bầu nên luyện tập nhẹ nhàng mỗi ngày, điều này giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi đái tháo đường, khắc phục triệu chứng đau lưng, chuột rút,...
- Chế độ ăn uống: Mẹ bầu nên có kế hoạch cho các bữa ăn thay vì ăn uống vô tội vạ, nên chia nhỏ bữa ăn cũng như tính lượng calo đúng đủ, tránh nạp quá nhiều chất không cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, hãy ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hạn chế đồ ngọt trong bữa ăn hàng ngày./.
Bệnh viện Thanh Nhàn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.