Vết mổ sưng tấy vì dị ứng chỉ tự tiêu
Theo chị Mai Hương, sau ca sinh mổ thành công tại bệnh viện, chị và bé được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, về nhà được vài ngày thì vết mổ trở nên đau nhức, tẩy đỏ và mưng mủ trông rất khủng khiếp. Thậm chí có những đoạn chị cảm giác như phần thịt dưới vết mổ lồi hẳn ra. Từ lúc vết mổ sưng tấy chị Hương bắt đầu lên cơn sốt rét run rẩy suốt cả đêm.
Vì dị ứng chỉ tự tiêu nên vết mổ của chị Hương mưng mủ và sưng tấy rất đáng sợ
Lo lắng nên chị vội đến bệnh viện để khám thì được bác sĩ kết luận dị ứng chỉ tự tiêu phải nhập viện ngay. Suốt 1 tuần sau đó, chị Hương phải điều trị trong bệnh viện, ngày 2 lần bác sĩ sẽ rạch vết mổ ra để nạo mủ và đặt gạc hút dịch. Chị cũng phải tiêm kháng sinh liều nặng để điều trị nhiễm trùng tại vết mổ do dị ứng. Sau 1 tuần vết mổ đã ổn định hơn nên chị được trở về, nhưng đều đặn vẫn phải ngày 2 lần đến bệnh viện để nặn mủ và rửa vết thương. Rất may sau gần 1 tháng điều trị tích cực, vết mổ của chị Hương đã lành hẳn.
Không chỉ có chị Hương mà không ít các bà mẹ khác cũng gặp phải tình trạng dị ứng chỉ tự tiêu, dẫn đến nhiều đau đớn cho vết mổ sau sinh.
Vì sao lại có trường hợp dị ứng chỉ tự tiêu?
Chỉ tự tiêu là một loại chỉ được sử dụng để khâu các vết mổ khi phẫu thuật. Loại chỉ này được chế biến từ ruột mèo hoặc chất liệu tổng hợp và sẽ tự động tiêu trong cơ thể người khoảng vài tháng sau phẫu thuật.
Tình trạng dị ứng chỉ tự tiêu sau sinh được các bác sĩ lý giải có thể do cơ thể sản phụ dị ứng với chất liệu của chỉ, do mỗi loại chỉ của các công ty khác nhau sản xuất sẽ có những thành phần tổng hợp khác nhau. Mặc dù trước khi sinh các sản phụ đều được làm xét nghiệm tiền phẫu thuật, tuy nhiên việc kiểm tra sản phụ có dị ứng chỉ tự tiêu không khó thực hiện, nên sản phụ vẫn có thể gặp phải tình trạng này.
Phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng chỉ tự tiêu không diễn ra ngay mà sau khi khâu vài ngày, thông thường khi đó sản phụ đã trở về nhà.
Cách xử lý khi bị dị ứng chỉ tự tiêu
Khi bị dị ứng chỉ tự tiêu sau sinh, vùng da có thể bưng mủ và gây nhiễm trùng. Do đó, sản phụ cần quay lại bệnh viện để bác sĩ mở vết mổ và lấy hết dịch mủ ứ bên trong ra. Đồng thời bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp để các mẹ vừa chống nhiễm trùng, vừa không ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Các mẹ lưu ý, ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở vết mổ nên đến bệnh viện sớm để kiểm tra. Tuyệt đối không tự ý chữa bằng các phương pháp dân gian có thể khiến vết mổ nhiễm trùng nặng hơn. Trong quá trình điều trị cần giữ cho vết mổ khô ráo, tuân thủ việc thay băng và vệ sinh vết mổ.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.