Trầm cảm học đường đến từ đâu? 5 lý do đã rõ ràng, chúng ta đã 'phớt lờ' quá lâu?

Nguyên nhân của trầm cảm học đường, trầm cảm tuổi vị thành niên rất rõ ràng nhưng có vẻ như chúng ta đã “phớt lờ” chúng quá lâu.

1. Mặt trái của mạng xã hội và công nghệ

Tình trạng trầm cảm ở tuổi vị thành niên ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Vì nhiều lý do khác nhau như xã hội, bạn bè, gia đình, trường học nên trẻ vị thành niên có nguy cơ trầm cảm rất lớn khi học ở bậc trung học và đại học.

Thật đáng tiếc, xã hội vẫn tồn tại nhiều định kiến đối với các căn bệnh liên quan đến tâm lý. Do đó, các đối tượng học sinh trung học và sinh viên đại học thường ngại tìm đến những trợ giúp tâm lý dẫn đến trầm trọng hơn căn bệnh trầm cảm. Vào năm 2016, khoảng 60% trẻ vị thành niên trải qua giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng mà không được tiếp xúc bất kỳ phương thức điều trị nào.

Trầm cảm học đường đến từ đâu? 5 lý do đã rõ ràng, chúng ta đã phớt lờ quá lâu? - Ảnh 1.

Khoảng 60% trẻ vị thành niên trải qua giai đoạn trầm cảm mà không nhận được bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Thống kê về chứng trầm cảm học đường tuổi vị thành niên, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ (NIHM) cho thấy: Tình trạng trầm cảm học đường tuổi vị thành niên ngày càng có xu hướng gia tăng. Số liệu thống kê năm 2016 cho thấy tình trạng này đáng báo động hơn bao giờ hết.

Ước tính có khoảng 3,1 triệu trẻ vị thành niên từ 12 đến 17 tuổi ở Mỹ (khoảng 12,8% dân số) đã trải qua giai đoạn trầm cảm. Số lượng này ở trẻ nữ chiếm 19,4%, trong khi đó trẻ nam chỉ chiếm khoảng 6,4%. Trong số 3,1 triệu trẻ nêu trên, đến 2,2 triệu trẻ đã có những biểu hiện rõ rệt và có các hành vi cực đoan. Song, chỉ 19% trong 2,2 triệu trẻ được chăm sóc y tế.

Đây là những thống kê rất đang lo ngại. Vậy tại sao bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên ngày càng trầm trọng, dưới đây là một số lý do.

Trầm cảm học đường đến từ đâu? 5 lý do đã rõ ràng, chúng ta đã phớt lờ quá lâu? - Ảnh 2.

Các trang mạng xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm học đường ở trẻ vị thành niên.

Một chuỗi phim tài liệu của hãng A&E có tên Undercover High (tạm dịch: Bí ẩn trong trường học) với chủ đề chính là tìm hiểu cuộc sống và tâm tư suy nghĩ của trẻ vị thành niên. Nhóm nghiên cứu gồm 20 người đã đóng giả làm học sinh và đi học tại một trường cấp 3 ở Topeka, Kansas, tham gia các lớp học, câu lạc bộ và tiếp xúc với các học sinh khác nhằm mục đích nghiên cứu.

Sau nghiên cứu, họ nhận thấy rằng mạng xã hội có tác động không hề nhỏ đến sức khỏe tâm thần học đường của trẻ vị thành niên. Nguyên nhân chính đến từ xu hướng so sánh giữa cuộc sống cá nhân và cuộc sống của những người dùng khác đăng tải lên mạng xã hội

Chủ nghĩa này có tên “Perfectionism” (tạm dịch: Chủ nghĩa hoàn hảo) nơi mà người dùng chỉ chia sẻ những hình ảnh mà họ cho là “sang chảnh” và “hoàn hảo” lên mạng xã hội, từ đó hình thành một cách vô tình tâm lý so sánh ở trẻ vị thành niên.

Trung bình, thanh thiếu niên Mỹ sử dụng mạng xã hội với tần suất trung bình 9 tiếng mỗi ngày. 50% số trẻ vị thành niên mắc hội chứng nghiện điện thoại thông minh và không thể rời điện thoại dù chỉ một lúc.

Trầm cảm học đường đến từ đâu? 5 lý do đã rõ ràng, chúng ta đã phớt lờ quá lâu? - Ảnh 3.

50% trẻ mắc chứng nghiện điện thoại thông minh. Tiềm ẩn nguy cơ trầm cảm học đường.

Cũng trong nghiên cứu công bố bởi Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ (NIHM), bên cạnh việc lạm dụng mạng xã hội và phụ thuộc vào công nghệ, các chuyên gia nhận thấy rằng thanh thiếu niên phải chịu áp lực đến từ nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Tất cả những yếu tố này đều tác động tiêu cực đến tâm lý học đường.

2. Áp lực học đường 

Tất cả trẻ vị thành niên đều phải đối mặt với áp lực học đường ở các mức độ khác nhau. Song, môi trường cạnh tranh và ganh đua được tạo ra từ giáo viên hoặc chính các thành viên cùng lớp mới là điều gây ảnh hưởng nặng nề.

Trầm cảm học đường đến từ đâu? 5 lý do đã rõ ràng, chúng ta đã phớt lờ quá lâu? - Ảnh 4.

Áp lực đến từ môi trường học đường ngày càng lớn khiến trẻ vị thành niên dễ mắc bệnh trầm cảm.

3. Các mối quan hệ

Ở độ tuổi vị thành niên, phần lớp trẻ đều có ít nhất một mối quan hệ tình cảm trong suốt thời gian ở trường đại học. Mặc dù đây được đánh giá là một điều tích cực trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý của trẻ, nhưng nếu trẻ không nhận được quan tâm và chia sẻ từ những người thân quen, điều này sẽ phản tác dụng và trở nên tiêu cực.

4. Thiếu kỹ năng tự chủ 

Phần lớn trẻ ở thời hiện đại đều được bố mẹ “che chở” quá mức cần thiết. Họ có xu hướng bảo vệ trẻ và không để chúng phải đối mặt với bất kỳ khó khăn nào trong cuộc sống. Do đó, trẻ ít có cơ hội để phát triển khả năng tự chủ và khi gặp phải khó khăn thử thách, phần lớn trẻ sẽ rơi vào trầm cảm vì không biết cách đối phó với tình huống.

Trầm cảm học đường đến từ đâu? 5 lý do đã rõ ràng, chúng ta đã phớt lờ quá lâu? - Ảnh 5.

Việc bao bọc quá mức là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến trầm cảm học đường ở trẻ vị thành niên.

Ngoài ra, trẻ vị thành niên ngày nay đều phải dành ra quá nhiều thời gian để làm bài tập về nhà hoặc ngồi trước màn hình máy tính đến nỗi bản năng tương tác trực tiếp bị mất đi. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng.

5. Bị bắt nạt

 

“Bắt nạt” ngày nay không chỉ ở việc bị đánh đập mà còn tồn tại ở dạng miệt thị trên mạng xã hội (về ngoại hình, chỉ trích, v.v). Theo khảo sát của tờ Independent ở Anh, 94% trẻ vị thành niên nữ và 64% trẻ vị thành niên nam đã từng bị miệt thị ngoại hình (còn được gọi là body shaming).

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm học đường ở tuổi vị thành niên, và số lượng trẻ vị thành niên mắc chứng trầm cảm ngày càng tăng. Điều này dấy lên một mối quan ngại về tâm sinh lý lứa tuổi và cách thức các bậc phụ huynh bày tỏ sự quan tâm đối với con cái. 

Liệu các bậc phụ huynh có đã và đang phớt lờ những nguyên nhân này khi nó xảy đến với con mình hay không? 

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/tram-cam-hoc-duong-den-tu-dau-5-ly-do-da-ro-rang-chung-ta-da-phot-lo-qua-lau-162220804151539959.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang