Trẻ bị sốt có nên tắm không?

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng không nên tắm khi trẻ đang bị sốt. Tuy nhiên, các bác sĩ lại cho rằng quan niệm này không phải lúc nào cũng đúng. Khi trẻ bị sốt nhẹ hay sốt cao thường tiết ra nhiều mồ hôi. Nếu ba mẹ kiêng tắm rửa cho trẻ sẽ khiến trẻ bị ngứa ngáy khó chịu và nếu kéo dài thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm da cho trẻ.

Trẻ bị sốt khiến bé khó chịu quấy khóc, thậm chí là khó ngủ và biếng ăn. Khi gặp trường hợp này, chắc hẳn bố mẹ nào cũng lo lắng. Thậm chí ngay cả việc trẻ bị sốt có nên tắm không cũng làm bố mẹ cũng phải phân vân.

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng không nên tắm khi trẻ đang bị sốt. Tuy nhiên, các bác sĩ lại cho rằng quan niệm này không phải lúc nào cũng đúng. Khi trẻ bị sốt nhẹ hay sốt cao thường tiết ra nhiều mồ hôi. Nếu ba mẹ kiêng tắm rửa cho trẻ sẽ khiến trẻ bị ngứa ngáy khó chịu và nếu kéo dài thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm da cho trẻ.

Trả lời cho câu hỏi trẻ bị sốt có nên tắm không? Các bác sĩ tại bệnh viện Nhi Đồng cho rằng: việc cho trẻ tắm đúng cách là một giải pháp giúp trẻ hạ sốt hiệu quả. Nhưng muốn tắm cho trẻ khi bị sốt cũng phải đúng cách nếu không sẽ làm cho căn bệnh càng nặng hơn.

Cần cho trẻ tắm đúng cách

Khi trẻ bị sốt, bạn hãy đóng hết các cửa phòng, không cho gió lùa vào. Tiếp theo, bạn cần cặp nhiệt kế cho trẻ để xác định chính xác nhiệt độ cơ thể.

Trẻ Bị Sốt Có Nên Tắm Không - Hình ảnh 1

Trẻ bị sốt có nên tắm không, tắm với nhiệt độ bao nhiêu là được?

Nhiệt độ của nước tắm cần thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ, các mẹ nhé! Ví dụ, trẻ đang sốt 39 độ, hãy pha nước ấm ấm ở mức 37 độ là hợp lý. Pha nước vào chậu và tắm từ đầu trở xuống cho bé trong khoảng 5 phút. Lưu ý, không được tắm quá lâu, kẻo cơ thể trẻ càng mất nước. Sau đó hãy lau người bé thật khô và cho mặc quần áo thông thoáng. Tuyệt đối không cho trẻ ra gió ngay sau khi tắm.

Trẻ Bị Sốt Có Nên Tắm Không - Hình ảnh 2


Nếu không tắm được, bạn có thể dùng khăn ấm lau mát cơ thể trẻ ở các khu vực: lưng, nách, cổ. Bằng cách này, chúng ta cũng có thể giúp trẻ hạ sốt an toàn mà chưa cần dùng đến thuốc. Bạn nên thường xuyên lau khô mồ hôi cho trẻ, không nên cho bé ở những nơi quá nóng.

Các bác sĩ khuyến cáo không nên tắm khi nhiệt độ cơ thể bé quá cao. Chỉ được phép tắm khi bé đỡ sốt sau 48 giờ. Thông thường, các trường hợp sốt nặng có thể dẫn đến co giật. Nếu vẫn tiếp tục tắm cho bé sẽ làm xung huyết, mao mạch da nở to, cung cấp không đủ lượng máu cần thiết đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Hơn nữa, sốt quá cao khiến hệ miễn dịch của bé suy giảm, nếu tắm ngay sẽ tăng nguy cơ sốt phát ban nặng hơn.

Một số trường hợp khác không nên tắm cho bé

– Khi trẻ đang bị sốt kèm theo triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, cha mẹ chỉ nên lau người. Khi ấy, tắm sẽ làm cơ thể trẻ thêm mất nước, dịch bệnh sẽ trầm trọng hơn.
- Thói quen của nhiều bà mẹ là khi cho con ăn xong thì cho con đi tắm ngay. Hành động này vô cùng phản khoa học mà nhiều người vẫn chưa biết. Tắm sau khi ăn sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất cũng như ảnh hưởng xấu đến chức năng hệ tiêu hóa. Bởi dạ dày của bé đã mở rộng, bé rất dễ bị nôn trớ.
– Nếu da của bé đang gặp những tổn thương, trầy xước, chốc lở, mụn nhọt, sưng, bổng…Chúng ta không nên tắm cho bé ngay! Những vết thương đó khi gặp nước rất dễ bị nhiễm trùng, khó lành.

– Ngoài ra, một số bé gặp hiện tượng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng. Nếu lỗ tiêm trên da của bé tiếp xúc với nguồn nước không sạch, vi khuẩn càng có cơ hội xâm nhập vào trong. Nó dễ sưng tấy đỏ và đơ cứng, khá nguy hiểm. Vì thế, mẹ không nên tắm cho bé sau khi tiêm phòng nhé!

Hy vọng qua những thông tin trên, các bậc cha mẹ đã giải đáp được thắc mắc trẻ bị sốt có nên tắm không? Vì sức khỏe là vàng, khi trẻ bị sốt, chúng ta hãy bình tĩnh xử lý và chăm sóc đúng cách để trẻ nhanh chóng phục hồi.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang