Lý Tiện Lâm, một chuyên gia nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Quốc, cảnh báo: Hầu hết ba hành vi này của trẻ em có thể là dấu hiệu "bất hiếu", cha mẹ nên lập kế hoạch cho bản thân từ sớm.
Đối với cha mẹ, lòng hiếu thảo của con cái là tài sản quý giá nhất. Thật không may, thực tế thường không như ý, nhiều đứa trẻ trở nên nổi loạn hơn khi lớn lên. Chúng không biết cách chăm sóc cha mẹ và cũng không thể gánh vác trách nhiệm về cuộc sống của chính mình.
Ngay cả Lý Tiện Lâm cũng từng không mong đợi đứa con trai duy nhất sẽ hiếu thảo với mình. Mối quan hệ giữa cha con của ông có thời gian căng thẳng và phải đến sau này khi con lớn lên mới dịu bớt. Vì vậy, trong những năm cuối đời, Lý Tiện Lâm bắt đầu ngẫm nghĩ về quá khứ, tại sao giữa cha mẹ và con cái lại có sự khác biệt, và tại sao có quá nhiều đứa trẻ không biết hiếu thảo với cha mẹ.
Sau khi đọc "Tản văn Lý Tiện Lâm", nhiều người nhận ra rằng hầu hết ba hành vi này của con cái đều dự báo trước khả năng lớn lên chúng sẽ bất hiếu. Cha mẹ nên lập kế hoạch cho bản thân từ sớm, đây không phải là tàn nhẫn mà là tầm nhìn xa.
Thường ngại về nhà khiến bố mẹ lo lắng
Trong sách có đoạn viết: "Dù trên đời có danh tiếng, địa vị, hạnh phúc hay vinh dự gì, không gì có thể so sánh được với việc ở bên mẹ, ngay cả khi mẹ không biết một chữ nào". Lý Tiện Lâm nói, đồng hành chính là sự yêu thương cảm động nhất. Đối với cha mẹ, không có gì quan trọng hơn việc con cái thường xuyên về nhà thăm và ở bên cạnh.
Mặc dù hiện nay nhiều đứa con làm việc chăm chỉ cho sự nghiệp, cha mẹ cũng đương nhiên sẽ hiểu điều này, nhưng nếu con cái không hiếu thảo, chúng luôn tìm cớ ngay cả trong những ngày nghỉ và thường không muốn về nhà. Đối với những đứa con như vậy, cha mẹ già nên "ích kỉ" vun vén để cân nhắc chuẩn bị cho cuộc sống sau này của mình càng sớm càng tốt.
Dịu dàng với người ngoài, gắt gỏng với cha mẹ
Trong "Tản văn Lý Tiện Lâm" cũng có nói: "Nếu một người làm mẹ mình buồn thì dù có địa vị nổi bật đến đâu, nổi tiếng đến đâu thì người đó cũng là kẻ đáng bị coi thường". Cha mẹ đối xử hết lòng và mong con có cuộc đời thuận lợi. Nhưng những đứa con lại bướng bỉnh, thiếu tin tưởng, ăn nói hỗn hào, luôn cảm thấy xem thường sự đóng góp của cha mẹ.
Chúng ta luôn cố gắng làm hài lòng sếp, đồng nghiệp, khách hàng, bạn bè chúng ta gặp mỗi ngày bằng những lời dịu dàng nhưng vô tình, chúng ta lại nói những lời gắt gỏng, thiếu suy nghĩ khiến bố mẹ buồn lòng. Với bố mẹ, con cái là tài sản quý giá nhất và chẳng định nổi giá trị tiền bạc. Cha mẹ lo lắng càng nhiều, tức là chúng ta vẫn chưa phải những đứa con hiếu thảo.
Người làm mẹ buồn thì dù có thành công đến đâu cũng vô dụng. Làm sao có thể mong đợi những đứa trẻ như vậy sẽ hết lòng tôn kính cha mẹ khi về già?
Thờ ơ trước sự hi sinh, cống hiến của cha mẹ
Lý Tiện Lâm nói: "Có những đứa trẻ khiến chúng ta cảm thấy cuộc sống này thật đáng giá, còn một số đứa trẻ lại để lại cho chúng ta những tiếc nuối suốt đời". Cha mẹ cống hiến hết mình và không bao giờ muốn nhận lại bất cứ điều gì, nhưng nếu con cái không quan tâm đến điều đó thì chắc chắn sẽ không khỏi khiến cha mẹ cảm thấy con quá lạnh lùng. Những đứa con này coi công sức của cha mẹ là đương nhiên và không bao giờ nghĩ đến việc làm thế nào để báo đáp.
Trẻ từ nhỏ nếu không được bố mẹ hướng dẫn để cùng chia sẻ khó khăn, vất vả với gia đình sẽ không nhìn thấu những cực nhọc mà cha mẹ phải trải qua, nghiễm nhiên nhìn cuộc sống màu hồng, nghiễm nhiên cho rằng những thứ tốt đẹp chúng được đem đến là tự nhiên mà có. Thế nên, ý thức san sẻ của chúng hoàn toàn không có.
Nhiều cha mẹ sẽ bảo vệ con mà bao biện: Nó còn bé, chưa biết gì. Tuy nhiên, cha mẹ nên độc lập yếu tố tuổi tác trong việc rèn giũa cho con lòng hiếu thảo. Quan trọng là xây dựng, kết nối tình yêu thương giữa con với bố mẹ. Đứa trẻ chỉ biết ích kỷ hưởng thụ, lớn lên không bao giờ hiếu thảo.
Những đứa trẻ như vậy sẽ chỉ mang lại sự hối hận suốt đời cho cha mẹ chúng. Nếu có những con này, cha mẹ cần biết cách giảm bớt tổn thất, không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn giúp con tự lập càng sớm càng tốt.
Không có gia đình nào muốn con cái trở thành đứa trẻ bất hiếu với cha mẹ. Vậy nên người lớn cần hiểu rằng thời điểm tốt nhất để giáo dục con chính là khi trẻ còn nhỏ và đang sống cùng với gia đình. Ở quãng thời gian này, cha mẹ nên có những phương pháp dạy con đúng đắn để đứa trẻ hiểu được về công sinh thành của phụ huynh, trở thành người tử tế.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.