Trẻ em hoặc bà bầu bị sốt trong mùa dịch COVID-19 mà chưa rõ nguyên nhân thì có thể tự uống thuốc hạ sốt được không?

Bà bầu và trẻ em nếu sốt thì tự uống thuốc hạ sốt ở nhà hay có cần đi khám ngay không, bởi những người nhiễm virus COVID-19 (nCoV) cũng thường có biểu hiện ban đầu là sốt, ho...

Trong thời điểm dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19 hay nCoV) có tính lây lan mạnh, phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng có hệ miễn dịch yếu, dễ bị ốm hơn.

Song có một vấn đề khiến nhiều người băn khoăn là đang trong mùa dịch COVID-19, nếu chẳng may phụ nữ mang thai và trẻ em bị sốt thì nên hạ sốt ở nhà hay đi khám ngay? Liệu có cần đi xét nghiệm để biết có bị nhiễm COVID-19 ngay khi bị sốt hay không? Và nếu đi đến các cơ sở y tế để xét nghiệm thì nguy cơ lây nhiễm chéo ra sao?

Bà bầu bị sốt bắt buộc phải hạ sốt, không để sốt kéo dài

TS BS Nguyễn Hữu Trung – Trưởng phòng khám Phụ Sản - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (cơ sở 2) khuyên phụ nữ mang thai khi bị sốt hết sức cẩn trọng: "Sốt có nhiều nguyên nhân, không phải chỉ là do corona virus. Khi bị sốt, thai phụ cần áp dụng những biện pháp thông thường như lau mát, uống thuốc hạ sốt (paracetamol 500mg), ở trong phòng thoáng mát, tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với những người khác. Khi có biểu hiện sốt cao, kèm ho nhiều, đặc biệt là khó thở, thai phụ cần đến các cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế".

Trẻ em hoặc bà bầu bị sốt trong mùa dịch COVID-19 mà chưa rõ nguyên nhân thì có thể tự uống thuốc hạ sốt được không? - Ảnh 1.

Khi bị sốt, thai phụ cần áp dụng những biện pháp thông thường như lau mát, uống thuốc hạ sốt (Ảnh minh họa).

PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cũng cho biết, theo quy luật chung, đa số khi nhiễm bệnh, một bệnh lý nhiễm trùng do bất kỳ nguyên nhân gì không cứ là corona, các bà mẹ đều sốt: "Nếu nhiệt độ quá cao hay sốt kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, cho nên bắt buộc phải hạ sốt. Không để sốt kéo dài", TS Trần Danh Cường nhấn mạnh.

Cho đến nay, số bà bầu nhiễm covid-19 không nhiều. Vào ngày 20 tháng 1, người phụ nữ mang thai 34 tuần ở Bắc Kinh, Trung Quốc nhiễm virus corona nhưng đã khỏe mạnh sau 5 ngày điều trị.

Dẫu vậy, với đặc thù giai đoạn mang thai hệ miễn dịch giảm nên các bà bầu cũng cũng cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus corona. Theo đó, cần rửa tay xà phòng thường xuyên, đeo khẩu trang đúng cách; hạn chế đi đến những nơi đông người khi không thực sự cần thiết. Nếu có đi, cần thực hiện triệt để các biện pháp phòng tránh lây nhiễm.

Ngoài ra, PGS.TS.Trần Danh Cường khuyến cáo: "Phụ nữ mang thai không nên quá lo lắng, vẫn phải đi khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ vì các cơ sở y tế đều có đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch".

Trẻ em bị sốt: Để ý các triệu chứng kèm theo

Sáng 11/2, Bộ Y tế thông tin thêm về 01 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng mới của virus covid-19. Đó là một bệnh nhi mới 3 tháng tuổi, cháu N.G.L, ở Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). Trường hợp bệnh nhi này cũng khiến các mẹ có con nhỏ lo lắng về nguy cơ nhiễm virus COVID-19 ở trẻ nhỏ.

Trẻ em hoặc bà bầu bị sốt trong mùa dịch COVID-19 mà chưa rõ nguyên nhân thì có thể tự uống thuốc hạ sốt được không? - Ảnh 3.

Trẻ sốt kèm biểu hiện li bì, khó ngủ, bỏ ăn thì cần đưa đi khám ngay.

Cũng giống như bà bầu, sốt là một biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau ở trẻ nhỏ, không riêng gì COVID-19. Nhất là trong thời điểm thời tiết giao mùa như hiện nay, trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp khác nhau với triệu chứng ban đầu là sốt.

ThS.BS Nguyễn Hoàng Yến (Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ) hướng dẫn: "Nếu trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, chảy mũi… kèm theo tiền sử có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm COVID-19, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời".

* Để kiểm tra kiến thức của mình về virus COVID-19 liên quan đến bà bầu và trẻ nhỏ, bạn có thể trả lời bộ câu hỏi dưới đây:

Trong trường hợp con bạn bị sốt nhưng không có tiền sử liên quan đến việc di chuyển hay tiếp xúc với những người từ vùng dịch bệnh thì không cần quá lo lắng. Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (hiện đang công tác tại Bệnh viện ĐH Y dược, TP. Hồ Chí Minh) cho biết sốt ở trẻ nhỏ là biểu hiện chung cho nhiều tình trạng bệnh. Khi đo nhiệt độ cơ thể trẻ (đo ở nách) trên 37 độ C nghĩa là trẻ đang bị sốt. Lúc này, việc bố mẹ cần làm là:

- Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: Phát hiện bé sốt cần đưa đi bệnh viện khám ngay.

- Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên: Trẻ bị sốt trên 38,5 độ C nhưng vẫn bú, chơi bình thường hoặc ngủ ngon thì cho bé dùng thuốc hạ sốt đúng liều, mặc quần áo thoáng mát. Sau đó theo dõi thêm các triệu chứng kèm theo của bé, nếu trong đêm thì có thể trì hoãn đến sáng hôm sau đưa trẻ đi khám. Trái lại, khi trẻ có biểu hiện li bì, khó ngủ, bỏ ăn... cần đưa trẻ đi khám ngay để sàng lọc cúm và các bệnh lý khác.

Trước một virus mới đang chưa có vắc xin như COVID-19, các mẹ có thể tự mình học hỏi, làm làm dày thêm kho kiến thức bằng những biện pháp cụ thể, như làm những bài trắc nghiệm trên mạng xã hội Lotus để biết thêm phương án chuẩn từ những chuyên gia hàng đầu. Hãy tải ngay app Lotus và thử thách mình với trọn vẹn 11 bộ câu hỏi đầy đủ - tin cậy - chuẩn xác về phòng dịch được cung cấp độc quyền bởi mạng xã hội Lotus.

 
 

 

Theo Trí thức trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang