Trẻ không ngủ cùng mẹ trước 3 tuổi, tình cảm mẹ con ngày càng xa cách

(lamchame.vn) - Một khi người mẹ bỏ lỡ thời gian “vàng” ngủ cùng con, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Tờ Daily Mail của Anh đưa tin, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cape Town, Nam Phi gần đây đã phát hiện ra rằng, nếu trẻ nhỏ ngủ cùng giường với mẹ trước 3 tuổi, nó không chỉ tăng cường tình cảm mẹ con mà còn tác động tích cực tới sự phát triển của tim và trí não của em bé. Hơn nữa, điều này còn giúp một đứa trẻ tránh được các hành vi tiêu cực khi lớn lên.

Ngược lại, nếu người mẹ không ngủ cùng con trước 3 tuổi, rất khó vun đắp tình cảm thân thiết giữa 2 mẹ con, thậm chí còn có thể nảy sinh những tác hại khác. Đây cũng là thời điểm mà nhiều người mẹ chọn cai sữa cho con, nếu cùng lúc phải tách ngủ riêng với mẹ, bé có thể gặp nhiều vấn đề như ngủ không ngon giấc, thiếu dinh dưỡng, bất an…

Những tác hại nếu trẻ không được ngủ cùng mẹ trước năm 3 tuổi

- Bất an, sợ hãi

Về mặt sinh lý học, khi cơ thể trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, chúng rất dễ sợ hãi trước những tiếng động lớn. Nếu cha mẹ cứ nghĩ tách con ra để chúng ngủ một mình cho tự lập ở độ tuổi còn nhỏ như vậy, điều đó có thể khiến đứa trẻ lớn lên với một tâm lý bất an bủa vây xung quanh mình.

Trẻ rất dễ sợ hãi trước những chuyện nhỏ nhặt, đây là biểu hiện của sự bất an tột độ, tuy không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tính cách nhưng có thể phản ánh sự thiếu đồng hành của cha mẹ khi trẻ còn nhỏ.

Nếu trẻ không ngủ cùng mẹ trước 3 tuổi, đừng hối hận khi tình cảm mẹ con ngày càng xa cách - Ảnh 1.

- Khó thích nghi với môi trường mới

Bình thường, trẻ rất hào hứng và thích thú khi ở trong một môi trường mới. Tuy nhiên, một số trẻ không những không hứng thú với môi trường mới mà còn bám chặt lấy cha mẹ, cảm thấy sợ hãi, ngại khám phá.

Mọi người cho rằng, đây là một đứa trẻ nhút nhát và điều đó có liên quan mật thiết tới sự thiếu đồng hành của cha mẹ.

- Sợ giao tiếp với người khác

Một số trẻ từ nhỏ đã không giỏi nói chuyện, ít chủ động giao tiếp, vô thức giữ khoảng cách với người khác, đặc biệt thích ở một mình, thậm chí còn mắc chứng "sợ giao tiếp", đây cũng là hậu quả của việc ít được bầu bạn với người mẹ.

Tính cách này có thể ảnh hưởng nhiều tới việc học và cuộc sống của trẻ sau này, không có lợi cho sự trưởng thành.

Lợi ích của việc trẻ được ngủ chung với mẹ trước 3 tuổi

Việc cho trẻ ngủ chung với mẹ trong giai đoạn đầu đời có thể mang lại nhiều lợi ích như sau:

- Tăng cảm giác an toàn và yêu thương

Việc ngủ chung với mẹ giúp trẻ cảm thấy an toàn, yêu thương và được chăm sóc. Điều này giúp trẻ phát triển tốt hơn về mặt tâm lý và xã hội.

Nếu trẻ không ngủ cùng mẹ trước 3 tuổi, đừng hối hận khi tình cảm mẹ con ngày càng xa cách - Ảnh 2.

- Giảm stress và lo âu

Khi ngủ chung với mẹ, trẻ sẽ cảm thấy yên tâm hơn, giảm căng thẳng và lo âu. Điều này có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn và tăng cường sức khỏe.

- Giúp trẻ học hỏi và phát triển các kỹ năng xã hội

Khi ngủ chung với mẹ, trẻ sẽ học hỏi về cách giao tiếp, cách xử lý tình huống và cách giải quyết vấn đề. Điều này giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết trong tương lai.

- Tăng cường sự gắn kết giữa mẹ và con

Thói quen này sẽ giúp tạo ra sự gắn kết giữa 2 mẹ con, có thể giúp trẻ phát triển mối quan hệ tốt với mẹ và có tâm lý ổn định hơn.

Nếu trẻ không ngủ cùng mẹ trước 3 tuổi, đừng hối hận khi tình cảm mẹ con ngày càng xa cách - Ảnh 3.

- Giảm nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh

Ngủ chung với mẹ có thể giảm nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc sinh non.

Tuy nhiên, việc ngủ chung với con cũng cần được thực hiện đúng cách và có điều kiện. Người mẹ cần đảm bảo không hút thuốc lá, uống rượu hay dùng chất kích thích.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý đến vấn đề an toàn cho trẻ như tránh để trẻ bị nghẹt thở hoặc lăn lộn quá nhiều trên giường. Việc ngủ chung với con nên được thực hiện trong những năm đầu đời, tới khi trẻ cảm thấy tự tin và có nhu cầu được ngủ riêng.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang