1. Khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài
Một trong những lý do chính dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh tăng cân chậm đó là do việc mẹ để khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài. Khi đó, bụng của trẻ sẽ sản sinh ra nhiều khí gas gây đầy hơi. Điều đó khiến trẻ có cảm giác no và chán ăn, bé bú ít hơn và không hấp thụ đủ dinh dưỡng, dẫn tới sụt cân hoặc tăng cân chậm. Các chuyên gia khuyên mẹ rằng, khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn sữa cho trẻ sơ sinh là khoảng 2,5 giờ mỗi lần, hoặc ăn từ 8 đến 12 bữa mỗi ngày. Khoảng cách này sẽ tăng dần khi trẻ lớn hơn. Một số trẻ thường ngủ rất nhiều và không tự thức dậy để ăn. Khi đó mẹ cần nhẹ nhàng đánh thức bé để cho con bú. Việc bé bú mẹ đều đặn và thường xuyên cũng là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy cơ thể tiết sữa tốt hơn.
2. Sữa của bé không được pha đúng công thức
Nhiều bà mẹ do nhiều yếu tố nên buộc phải cho bé uống sữa công thức. Vì tâm lý sợ con bị táo bón hoặc khó tiêu, nên mẹ pha sữa cho bé loãng hơn. Điều này khiến các cữ sữa mà bé uống không đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để cơ thể trẻ phát triển. Chưa kể, việc pha sữa loãng còn khiến cơ thể bé nạp một lượng nước quá lớn, có thể gây tích nước và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Do đó, bạn nên tuân thủ đúng công thức thức pha sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn cho bé.
3. Tắm cho bé sau khi ăn
Nếu bạn có thói quen tắm cho bé sau khi ăn thì hãy dừng lại ngay lập tức. Bởi đây là một sai lầm tai hại. Trẻ sơ sinh mặc dù chỉ ăn sữa, nhưng dạ dày vẫn cần phải làm việc và cần được nghỉ ngơi sau khi ăn. Nếu bé tắm ngay sau khi ăn sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, khiến quá trình trao đổi chất và hấp thụ dinh dưỡng bị chậm, con có thể chậm tăng cân, hay tụt cân. Thậm chí, một số em bé còn có thể bị táo bón, nôn, khó tiêu, khí gas vì tắm ngay sau khi ăn. Vì thế, mẹ nên tắm cho em bé trước rồi mới cho ăn.
4. Bé ngủ nhiều hơn bú
Có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh tặng cân chậm vì do lười bú, không chịu bú. Đôi khi đói bé sẽ đòi bú nhưng lại nhanh chóng “rơi” vào giấc ngủ khiến cho việc bú sữa bị gián đoạn và bé chỉ bú với một lượng rất ít. Nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
5. Tư thế cho con bú không đúng
Khi cho con bú nếu mẹ bế con sai tư thế, để cổ của bé không thẳng, hoặc cho bé vừa nằm vừa bú sẽ khiến việc mút sữa của bé bị hạn chế. Trẻ không ăn đủ được lượng sữa cần thiết trong mỗi cữ bú cũng khiến cơ thể bị thiếu dưỡng chất và tăng cân chậm. Do đó, mẹ nên điều chỉnh và tập cho con bú đúng cách. Các mẹ nên ngồi ở tư thế thư giản thoải mái, sau đó bế bé bằng 2 tay sao cho mặt bé đối diện với vú mẹ, và đầu với thân phải thẳng hàng. Khi cho ngậm ti, mẹ nên áp sát bé vào người, bụng bé sát bụng mẹ và cằm bé phải chạm vào vú mẹ. Miệng bé cần há to và ngậm hết cả vùng quầng ngực, để sữa có thể ra dễ dàng hơn.
6. Cho con ăn theo lịch cứng nhắc
Một số mẹ nuôi con theo lịch trình cứng nhắc (tức là tuân thủ một cách máy móc mấy giờ cho bé “ăn sữa”) mà không dựa trên nhu cầu của bé (dù bé đang có dấu hiệu bị đói). Vì thế, bé thường nhận được ít dinh dưỡng hơn nhu cầu thực. Để tránh điều này, cần cho bé “ti mẹ” ngay khi bé cần.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.