Trẻ suy dinh dưỡng vì sai lầm của ba mẹ khi cho con ăn dặm

Khi vào giai đoạn 6 tháng tuổi cơ thể bé đã sẵn sàng cho việc đón nhận dinh dưỡng những những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, vào thời điểm cho con ăn dặm bé trở nên biếng ăn và suy dinh dưỡng mà ba mẹ không biết xử lí như thế nào.

Trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển do cha mẹ có những quan điểm sai lầm. Do đó, cha mẹ phải bỏ ngay những sai lầm dưới đây khi cho trẻ ăn dặm.

Ép trẻ ăn bằng mọi giá

Ép trẻ ăn càng khiến bé lười ăn hơn

Nhiều cha mẹ quan niệm phải cho trẻ ăn nhiều để chóng lớn nhưng không chú ý đến thể tích dạ dày của trẻ để xác định lượng ăn phù hợp cho trẻ. Các bác sĩ khuyến cáo ép trẻ ăn quá nhiều dễ khiến trẻ lười ăn hơn. Các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ăn quá nhiều bởi thực thế với những trẻ dưới 3 tuổi tốc độ phát triển não rất nhanh nên chất béo cung cấp năng lượng chiếm từ 40% - 60% trong bữa ăn của trẻ. Như vậy, với 1g chất béo/1 kcalo thì chỉ cần một lượng thức ăn vừa đủ đã đủ cung cấp năng lượng cho bé phát triển. Chẳng hạn, đối với trẻ 3 tháng tuổi trong các bữa chính cha mẹ nên cho ăn lượng từ 160 - 200g tinh bột; thịt 25g, cá, tôm khoảng 130g, rau củ, quả 200g, dầu mỡ 40ml. Như vậy đã đủ năng lượng cung cấp cho trẻ. Lưu ý rằng cha mẹ nên dựa theo nhu cầu và thể tích dạ dày của trẻ để cân đối lượng ăn phù hợp.

Chế biến bữa ăn cho trẻ theo khẩu vị của mình

Theo các bác sĩ, các bà mẹ khi cho bé ăn dặm thường nấu bằng nước mắm và sử dụng khẩu vị của mình để ép trẻ ăn. Người lớn hay có thói quen ăn mặn, do đó nếu áp đặt trẻ ăn theo khẩu vị của người lớn dễ khiến trẻ có thói quen ăn mặn. Đây là thói quen không tốt, nếu để lâu dài khiến trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh.

Bé không có điều kiện, lớn chăm sóc bù

Nhiều gia đình không có điều kiện chăm sóc con từ bé nên có suy nghĩ khi bé lớn lên sẽ chăm bù. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, theo các chuyên gia dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai và 2 năm đầu đời của trẻ là thời điểm quan trọng nhất trong viêc phát triển não bộ. Suy dinh dưỡng trong 2 năm đầu đời của trẻ khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, não phát triển kém, tăng trưởng thể lực suy giảm ảnh hưởng lớn đến các giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ. Các bác sĩ nhấn mạnh việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ từ lúc trong bụng mẹ đến thời điểm bé được 2 tuổi rất quan trọng, quyết định đến sự phát triển não bộ, thể lực sau này của trẻ.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang