Trẻ thiếu dưỡng chất này không chỉ ảnh hưởng sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến trí tuệ, tâm lý

Hậu quả thiếu kẽm và sắt kéo dài đối với một đứa trẻ gây ảnh hưởng rất nhiều các cơ quan, đặc biệt sự phát triển trí não, đứa trẻ mệt mỏi, giảm chú ý, dễ cáu gắt, đứa trẻ dễ nhiễm trùng do hệ miễn dịch không phát triển...

Thiếu hụt kẽm và sắt là một vấn đề dinh dưỡng nghiêm trọng và được ghi nhận ở trẻ em trên toàn cầu bao gồm cả những nước phát triển, đang phát triển và kém phát triển. Thiếu kẽm và sắt lâu dài có thể dẫn đến chậm tăng trưởng, giảm chức năng miễn dịch, chậm phát triển nhận thức và vận động, ảnh hưởng tới hành vi và kết quả học tập của trẻ.

Trẻ thiếu dưỡng chất này không chỉ ảnh hưởng sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến trí tuệ, tâm lý - Ảnh 1.

Kẽm và sắt những vi chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện thể chất và trí tuệ của trẻ

Trước đây, khi nhắc đến kẽm và sắt chúng ta thường chỉ nghe đến những ảnh hưởng mà sự thiếu hụt của chúng gây ra như: thiếu máu, biếng ăn, mệt mỏi, còi cọc… Hay, nói đến sự phát triển trí não của trẻ thì phải là omega, DHA. Thế nhưng, theo PGS.TS.BS Trần Thanh Tú – Trưởng khoa Nhi tổng quát, Phó viện trưởng, Viện Nhi Trung Ương: "Hậu quả thiếu kẽm và sắt kéo dài đối với một đứa trẻ gây ảnh hưởng rất nhiều các cơ quan, đặc biệt sự phát triển trí não, đứa trẻ mệt mỏi, giảm chú ý, dễ cáu gắt, đứa trẻ dễ nhiễm trùng do hệ miễn dịch không phát triển, kém ăn, chậm phát triển về chiều cao và cân nặng".

PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai: "Thiếu sắt và Kẽm ở giai đoạn đầu gây ra tình trạng giảm chú ý, lâu dần thành tình trạng mất tập trung, sẽ ảnh hưởng kết quả học tập của trẻ".

Theo các chuyên gia thuộc Khoa học Sinh học, Đại học Bang Florida, Hoa Kỳ, kẽm là một nguyên tố vi lượng phổ biến được tìm thấy trong nhiều vùng não. Ngoài việc thực hiện các chức năng giúp phát triển cấu trúc não bộ, tăng cường dẫn truyền thần kinh, kẽm còn có vai trò như một chất điều hòa thần kinh. Do vậy, thiếu kẽm nghiêm trọng có thể gây ra sự bất thường của các chức năng ở tiểu não, làm suy giảm trí nhớ ngắn hạn, giảm phản ứng hành vi, cảm xúc, hạn chế phát triển vận động, từ đó cản trở hoạt động nhận thức, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và học tập của trẻ.

Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của tế bào trong hệ miễn dịch, tế bào máu và thần kinh. Sắt cũng giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng trong những hoạt động thể chất của cơ thể, tham gia vào quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể, nhờ đó cơ bắp có thể dự trữ và sử dụng oxy.

Trẻ thiếu dưỡng chất này không chỉ ảnh hưởng sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến trí tuệ, tâm lý - Ảnh 2.

Mặt khác, Theo Gs. John M Pettifor - Khoa Nhi và Sức khỏe Trẻ em, Đại học Witwatersrand, Nam Phi đã chỉ ra rằng: Thiếu sắt ở trẻ tiến triển chậm và ít gây ra các triệu chứng cấp tính. Nhưng khi sự thiếu hụt trầm trọng hơn, trẻ trở nên xanh xao và yếu ớt, ăn ít và dễ mệt mỏi. Trẻ tăng cân kém, thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột, có thể mắc phải bệnh pica (chứng ăn bậy: nhai giấy, cắn khăn, cắn gỗ...). Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là sự kém phát triển về hành vi, nhận thức và kỹ năng vận động, tâm lý.

  • Chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19: Các vật dụng, thuốc cần thiết, triệu chứng bất thường ở trẻ cần báo ngay cho y tế

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu lâm sàng của Gs. Leyla Agaoglu - Khoa Nhi, Đại học Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trẻ thiếu máu do thiếu sắt có điểm số IQ trung bình thấp hơn 12,9 điểm so với những trẻ được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Bữa ăn hàng ngày của trẻ đang không đáp ứng đủ nhu cầu sắt và kẽm

Theo tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á Seanuts: 50% trẻ em Việt Nam thiếu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt các vi chất như kẽm và sắt. Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu kẽm và sắt lại từ nguồn động vật như: ghẹ, hàu, cua bể, thịt bò, tôm, cá… thì tần suất sử dụng của trẻ em với những loại thực phẩm này lại rất thấp.

Trẻ thiếu dưỡng chất này không chỉ ảnh hưởng sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến trí tuệ, tâm lý - Ảnh 4.

Theo báo tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2019 – 2020, Trẻ thiếu kẽm ở mức độ cao lên đến 58%, cứ 3 trẻ có một trẻ thiếu sắt, tỷ lệ còn cao hơn ở khu vực vùng núi, nông thôn. Đặc biệt ở khu vực thành phố 5 năm qua (2015-2020) tỷ lệ ở trẻ em 6 đến dưới 5 tuổi ở mức nặng về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng và hầu như không cải thiện.

Nguyên nhân do "bố mẹ rất là khó nhận biết được cái tình trạng thiếu kẽm và thiếu sắt của em bé trong quá trình nuôi dưỡng, mà chỉ biết được khi đứa trẻ có hậu quả của thiếu kẽm và thiếu sắt lâu ngày gây ra". Chính vì vậy Viện dinh dưỡng đã khuyến nghị bổ sung đa vi chất có chứa sắt, kẽm và vitamin để dự phòng tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt chế độ ăn thiếu sắt thường thiếu kẽm do được cung cấp từ cùng một loại thực phẩm - Theo tài liệu "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lý dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng quốc gia xuất bản T12/2021.

Nên làm gì để bổ sung kẽm, sắt cho trẻ?

PGS.TS.BS Trần Thanh Tú - Trưởng khoa Nhi tổng quát, Phó viện trưởng, Viện Nhi Trung Ương: "Trong chế độ ăn của đứa trẻ thiếu kẽm và thiếu sắt do đó việc cung cấp thường xuyên cho đứa trẻ là điều cần thiết".

Việc bổ sung kẽm và sắt có thể qua thực phẩm giàu kẽm, sắt hoặc các loại thực phẩm chức năng. Bố mẹ nên lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, sắt trong bữa ăn hàng ngày của con, ăn đa dạng thực phẩm. Một số gợi ý cho các mẹ trong phối hợp dinh dưỡng tăng hấp thu Kẽm và sắt:

- Bữa ăn giàu sắt như thịt bò, thịt heo, thịt gà. Sau đó 30 phút nên kết hợp với 1 trái cam hay 1 ly nước cam có thể giúp gia tăng hấp thụ sắt gấp 4 lần.

- Các thực phẩm giàu kẽm kể ở trên nên phối hợp đa dạng với các nguồn đạm khác trong cùng 1 bữa ăn để tăng hoạt động và sự hấp thụ kẽm. VD, cháo gà kết hợp cùng nấm rơm. Sự xuất hiện 2 nguồn đạm từ nấm và thịt gà cũng hỗ trợ nhau trong hấp thu kẽm, thay vì ăn riêng 1 loại.

- Các thực phẩm chứa phytates như đậu các loại, bắp, đậu hủ, hạnh nhân nên tránh ăn cùng bữa với các thực phẩm giàu sắt hay kẽm để tránh ngăn cản hấp thu 2 vi chất kẽm và sắt.

Ngoài ra, bố mẹ có thể cân nhắc cho con sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung đồng thời cả kẽm và sắt có chứa các vi chất thiết yếu như sắt gluconate, kẽm gluconate kết hợp cùng đồng gluconate, vitamin C, vitamin B12... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ.

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/tre-thieu-duong-chat-nay-khong-chi-anh-huong-su-phat-trien-the-chat-ma-con-anh-huong-rat-lon-den-tri-tue-tam-ly-162221503092029535.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang