Những ca tử vong này được báo cáo từ 2 bệnh viện ở quận Muzaffarpur của bang Bihar, khu vực phía đông của đất nước Ấn Độ nổi tiếng với những vườn cây vải thiều tươi tốt vào mùa hè.
Theo đó, quan chức y tế cấp cao Ashok Kumar Singh, giám đốc y tế của Đại học Y và Bệnh viện Sri Krishna, cho biết, tất cả trẻ em tử vong đều có triệu chứng của Hội chứng viêm não cấp tính (AES), hầu hết đã bị mất glucose đột ngột trong máu.
Qua đó, Bộ Y tế tại đất nước này đã đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ là cần chăm sóc con cẩn thận hơn trong mùa hè nóng bức, khi nhiệt độ ban ngày trên 40 độ C.
Ngoài số trẻ em tử vong, có ít nhất 40 trẻ khác cũng có các triệu chứng tương tự đã được điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt.
"Chúng tôi đang cố gắng hết sức để cứu bọn trẻ", ông Singh nói.
Sự bùng phát của căn bệnh này đã xảy ra hàng năm trong những tháng mùa hè ở Muzaffarpur và các quận lân cận kể từ năm 1995, thường trùng với mùa vải thiều. Kỉ lục nhất là năm 2014, căn bệnh này đã cướp đi kỷ lục 150 sinh mạng của dân địa phương.
Năm 2015, các nhà nghiên cứu Mỹ đã cho biết bệnh não mà những bệnh nhân này mắc phải có thể liên quan đến một chất độc hại có trong trái cây.
Trái cây có chứa các axit amin bất thường (có tên là Methylene cyclopropyl-glycine - MCPG) có thể phá vỡ gluconeogenesis tùy thuộc vào độ chín của nó, số lượng ăn và tình trạng sức khỏe của trẻ. Năm ngoái, số người chết chính thức vì căn bệnh này là 40. "Những trẻ em ăn nhiều vải rơi trên mặt đất sau đó đi ngủ với cái bụng đói thường có nguy cơ cao hơn cả", bộ trưởng Bihar Nitish Kumar giải thích trên tờ The Hindu Report.
Họ cũng cho biết cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu cụ thể nguyên nhân gây bệnh, dẫn đến co giật, thay đổi trạng thái tinh thần và tử vong trong hơn 1/3 số ca bệnh.
Sự bùng phát của bệnh thần kinh cũng đã được quan sát thấy ở các vùng trồng vải thiều của Bangladesh và Việt Nam.
Theo DailyMail/RT
Theo Trí thức trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.