Vào mùa đông, nhiều cha mẹ thường than phiền rằng "nuôi con thật khó", "con luôn bị cảm sốt"... Tại sao bé yêu nhà bạn luôn gặp những vấn đề tương tự như vậy? Nguyên nhân phần nhiều là do ăn uống. Có câu nói: "Bệnh của trẻ đa phần là do ăn uống mà ra", nghĩa là nếu trẻ ăn uống không khoa học thì đương nhiên trẻ sẽ dễ mắc bệnh.
Người mẹ Trung Quốc tên Vân có con nhỏ khoảng 4 tuổi, mỗi khi thời tiết chuyển mùa hoặc nhiệt độ giảm thì bé đều mắc bệnh. Vào mùa đông, cách vài 3 ngày chị phải xin phép cho con nghỉ học vì bị ốm. Chị Vân cố gắng bồi bổ sức khỏe cho con bằng cách cho bé ăn canh xương hầm, canh gà hầm. Điều kì lạ là bệnh tình của bé không thuyên giảm mà ngày càng trở nặng, bé biếng ăn khiến chị Vân càng thêm lo lắng.
Thực tế, các bé có thể chất yếu, dễ mắc bệnh đều liên quan đến vấn đề ăn uống. Khi hệ tiêu hóa của bé kém, khó hấp thu chất dinh dưỡng thì cho dù mẹ cố gắng bồi bổ cũng vô ích. Điều các mẹ cần làm là tìm ra nguyên nhân chính xác, nếu không đừng nói đến phát triển chiều cao, ngay cả phát triển bình thường như những trẻ em khác là điều rất khó.
Trước 6 tuổi, có 3 loại thực phẩm mẹ nên hạn chế cho con ăn, đó là:
1. Thực phẩm lạnh
Không chỉ trẻ nhỏ, ngay cả người lớn cũng không dễ tiêu hóa thực phẩm lạnh. Nếu dạ dày của trẻ không chịu được kích thích khi tiếp xúc với thực phẩm lạnh, điều này sẽ gây ra hệ lụy xấu khiến hệ thống tiêu hóa rối loạn, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng suy giảm và bé dễ đau bụng.
Ăn nhiều đồ lạnh dễ khiến dạ dày trẻ bị ảnh hưởng, đặc biệt nếu trẻ vốn có vấn đề này thì việc ăn uống thiếu khoa học càng làm tình hình nghiêm trọng hơn. Nhiệt độ cơ thể của trẻ có thể giảm thấp, dẫn đến rối loạn điều tiết. Ngoài ra, hệ tiêu hóa là một trong những cơ quan chịu ảnh hưởng không nhỏ, trẻ dễ bị đau bụng, tiêu chảy và các biểu hiện khác.
Đặc biệt trong mùa lạnh, các mẹ cần hết sức tránh cho con uống nước lạnh, ăn kem, sữa chua lạnh… bởi nó không chỉ làm thân nhiệt của trẻ bị giảm xuống mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, gây ra viêm họng, ho, thậm chí viêm phế quản.
2. Nhóm trái cây dễ gây dị ứng
Trái cây có thể bổ sung hàm lượng vitamin dồi dào cho cơ thể của trẻ, tuy nhiên mẹ không nên cho bé ăn nhiều, đặc biệt là nhóm trái cây dễ gây dị ứng như vải, đào, dứa, kiwi... Trong trường hợp mẹ không kiểm soát và cho bé ăn nhiều trái cây dễ gây dị ứng, các cơ quan trong cơ thể của bé sẽ không phát triển hoàn thiện và bé dễ mắc bệnh.
3. Nước ngọt và nước ép trái cây
Trước 6 tuổi, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh nên hàm lượng nước trong cơ thể của bé sẽ thiếu hụt. Mẹ cần bổ sung nước lọc cho bé, cần hạn chế các loại nước trái cây, nước ngọt có gas, bởi các loại đồ uống này đều kích thích dạ dày, làm loãng dịch vị, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia, với trẻ em, tốt nhất là ăn nguyên trái (trái cây tươi, đóng hộp hay đông lạnh) để đáp ứng nhu cầu về trái cây mỗi ngày. Tiêu thụ quá nhiều nước ép trái cây có thể dẫn tới tăng cân, sâu răng và còn liên quan đến dinh dưỡng kém.
Theo Tri Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.