Trước Covid-19 và hiện tại: Chùm ảnh cho thấy đại dịch đã thay đổi cả thế giới suốt năm 2020 một cách đáng sợ như thế nào

Đại dịch Covid-19 đã khiến thế giới như đảo lộn, thay đổi toàn bộ cuộc sống của chúng ta.

1 năm trước đây, có ai nghĩ rằng chúng ta phải rơi vào tình cảnh như bây giờ? Covid-19 xuất hiện đã khiến cả thể giới bị đảo lộn, thay đổi toàn bộ cuộc sống của chúng ta. 

Và giờ nhìn lại những hình ảnh trước khi đại dịch xuất hiện mới thấy mọi thứ đáng sợ như thế nào.

Anh

Sau khi xuất hiện làn sóng dịch bệnh thứ 2 với biến chủng Covid-19 mới mang khả năng lây lan mạnh hơn, Anh hiện tại đã phải ban hành lệnh hạn chế cấp 4 - tương đương mức độ phong tỏa.

Với lệnh hạn chế cấp 4, mọi cửa hàng, doanh nghiệp đều sẽ phải đóng cửa, trừ dịch vụ thiết yếu. Người lao động sẽ phải làm việc ở nhà, và mọi hoạt động tụ tập cũng đều không được phép. 

Mỹ

Mỹ hiện tại là quốc gia bị đại dịch tấn công nặng nề nhất, với hơn 17 triệu ca nhiễm, trên 300.000 ca tử vong. Và hiện tại, tình hình vẫn chưa sáng sủa hơn. 

Hình ảnh tại New York, Mỹ

Ý

Ý là đất nước có tỉ lệ tử vong cao nhất vì Covid-19 tại châu Âu. Ở thời điểm hiện tại, Ý đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh lần thứ 2, buộc phải ban hành lệnh giới nghiêm tại các thành phố lớn.

Hình ảnh tại Basilica (Rome, Ý) 

Trên toàn quốc, các khu vực được phân chia theo tùy mức độ hạn chế. Trong đó, "vùng đỏ" (red zone) là mức cao nhất. Ở đó, người dân chỉ được phép đi bộ hoặc chạy xe đạp gần nhà. Mọi quán bar, nhà hàng và hầu hết cửa hàng cửa hiệu đều phải đóng cửa - bao gồm cả salon làm đẹp. Chỉ những ngành thiết yếu là được hoạt động.

Việc tụ tập tổ chức đám cưới, cầu nguyện hoặc tang lễ đều bị nghiêm cấm. Trường học chuyển sang học từ xa, và khẩu trang là thứ bắt buộc mỗi khi đi ra ngoài.

Đức

Đức đã quyết định tiến hành phong tỏa nghiêm ngặt cho đến sau giai đoạn Giáng sinh, sau khi chứng kiến số lượng người chết và các ca lây nhiễm liên tục đạt kỷ lục. Từ đầu tháng 12, mọi cửa hàng không thiết yếu trên toàn quốc đều phải ngưng hoạt động. Trường học cũng buộc phải đóng cửa.

Trước kia, Đức từng được xem là hình mẫu chống dịch điển hình của châu Âu. Nhưng rồi mọi thứ thay đổi một cách chóng mặt. Hiện tại, Đức có hơn 1,5 triệu ca nhiễm, 28 ngàn trường hợp tử vong. 

Pháp

Sau những ngày nới lỏng hạn chế, dịch bệnh tại Pháp đang có dấu hiệu xấu dần đi, đặc biệt là khi lễ Giáng sinh đang đến gần trong khi các ca nhiễm chưa được cải thiện. 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn khuyến cáo người dân phải giữ cảnh giác, tránh để xuất hiện đợt bùng dịch mới trong dịp lễ. Ngoài ra, mới đây các chuyên gia đang lo ngại rằng biến chủng Covid-19 mới tại Anh (VUI-202012/1) đã lây lan tại quốc gia này, dù chưa phát hiện bằng chứng.

Ở Pháp hiện tại, các sự kiện thể thao vẫn chưa cho phép khán giả vào xem (ít nhất là đến thời điểm đầu năm 2021). Khẩu trang là thứ bắt buộc mỗi khi ra ngoài.

Trung Quốc

Trung Quốc thời điểm hiện tại đã không còn trong tình trạng phong tỏa diện rộng, kể từ sau khi kiểm soát được dịch bệnh hồi tháng 3. Tuy nhiên, một số thành phố và khu vực vẫn có thể phong tỏa cục bộ nếu xuất hiện ổ dịch ở đó.

Nhìn chung, phần lớn lãnh thổ Trung Quốc đã nới lỏng các giới hạn, nhưng vẫn tuân thủ các quy tắc chung giống như trong dịch SARS trước kia.

Quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh, Trung Quốc) trước và sau khi có dịch Covid-19

Sân bay tại Trung Quốc trước và sau phong tỏa hồi tháng 2

Ấn Độ

Tháng 3/2020, một lệnh phong tỏa toàn quốc cực kỳ nghiêm ngặt đã được đặt ra tại Ấn Độ. Quy mô của đợt phong tỏa này được xem là lớn nhất thế giới, khi được áp dụng trên toàn bộ hơn 1,3 tỉ dân. 

Cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là dân lao động nhập cư tại Ấn Độ. Họ vốn là nhóm người nghèo, thu nhập tính theo ngày, thì khi đó không còn việc làm nữa. Họ không có tiền để mua thức ăn khi ở lại thành phố, trong khi nhiều người phải đi bộ về quê trên con đường dài cả trăm cây số. Hệ quả, cuộc phong tỏa tạo ra một sự hỗn loạn cực lớn, một cơn khủng hoảng về nhân quyền, và nhiều cái chết đã xảy ra.

Ahmedabad (Ấn Độ)

Arab Saudi

Arab Saudi hiện vẫn đang là một trong những quốc gia đặt dưới lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất thế giới. Họ thậm chí còn thành lập một đội cảnh sát chuyên theo dõi các vi phạm trong thời điểm phong tỏa, đồng thời cấm mọi cuộc tụ tập đông hơn 5 người.

Mức phạt cho các hành động vi phạm quy định phong tỏa có thể lên tới 100.000 riyal (khoảng hơn 800 triệu đồng tiền Việt) cho những ai tụ tập đông nơi công cộng. Các quy định khác thậm chí có thể bị phạt gấp đôi như thế, và nếu cố tình lan truyền virus thì còn gấp 5, kèm 5 năm tù giam.

Thổ Nhĩ Kỳ

Đầu tháng 12, Thổ Nhĩ Kỳ ra quy định quay lại tình trạng phong tỏa toàn quốc, do chứng kiến các ca nhiễm vượt ngoài tầm kiểm soát. Tổng thống Tayyip Erdogan đưa ra thông báo này sau khi các ca nhiễm mới và tử vong đạt kỷ lục kể từ thời điểm cuối tháng 4.

Nhật Bản

Japan đã từng kiểm soát dịch bệnh tương đối thành công, nhưng hiện tại đang chứng kiến các ca nhiễm mới gia tăng, thậm chí phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Dẫu vậy, quốc gia này chưa từng phải phong tỏa, dù các trường học phải đóng cửa từ hồi tháng 3. 

Ai Cập

Đầu tháng 12, Ai Cập lại một lần nữa ban bố các yêu cầu siết chặt để đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ 2. Dẫu vậy, Nội các khẳng định đất nước đã trữ đủ thuốc điều trị cho 6 - 9 tháng tới.

Điểm đặc biệt là đất nước hơn 100 triệu dân này đã tránh khỏi các đợt dịch tàn khốc, không như những gì đã xảy ra với các nước châu Âu.

INDONESIA

Phản ứng của chính phủ Indonesia trước dịch bệnh được đánh giá là khá chậm. Hiện tại, đất nước này đang được đánh giá là một trong những ổ dịch nghiêm trọng nhất Đông Nam Á. 

Úc

Victoria từng là tiểu bang bị áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất, và giờ họ lại mới tiếp tục ban hành những hạn chế mới tại Sydney để ngăn chặn sự bùng phát ngày càng gia tăng của Covid-19. 

Melbourne (Úc)

Nguồn: Daily Telegraph

 

Theo kenh14.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang