Vừa qua, thông tin 350 học sinh ở Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Ninh Bình) đã ngộ độc thức ăn phải nhập viện sau bữa ăn trưa tại trường khiến phụ huynh rất lo ngại. Ngay sau đó, Sở Y tế tỉnh Ninh Bình cho biết kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn và nước uống tại Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng cho thấy trong món ruốc gà có độc tố tụ cầu vàng. Đây chính là nguyên nhân khiến hàng loạt trẻ có dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài đồng loạt.
Vi khuẩn tụ cầu vàng |
Đây không phải lần đầu tiên học sinh nước ta bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn tụ cầu vàng trong thức ăn. Trước đó, hồi tháng 6 năm nay, 40 học sinh tại tỉnh Quảng Ngãi cũng bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện điều trị. Sau khi thu mẫu thực phẩm, cơ quan chức năng xác định số thức ăn này bị nhiễm vi sinh tụ cầu vàng.
Vậy khuẩn tụ vàng là gì?
Theo thông tin từ Bộ Y tế, vi khuẩn tụ cầu vàng (tên gọi La - tinh là Staphylcocs aureus), có đường kính là khoảng 0.8-1 micromet, thường tập trung như chùm nho. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua các lỗ hở như một vết cắt hoặc phát ban, nó có thể gây ra nhiễm trùng sâu bên, trong rất nguy hiểm.
Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) - vi khuẩn tụ cầu có 3 loại là tụ cầu vàng, tụ cầu da và tụ cầu hoại sinh. Trong đó, tụ cầu vàng chính là thủ phạm của nhiều bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Đáng lo ngại nhất là tụ cầu vàng chống lại nhiều loại kháng sinh thông thường, đặc biệt là kháng sinh methicilin.
Nguyên nhân nhiễm khuẩn tụ vàng?
Ngoài những nguyên nhân gây nhiễm tụ cầu vàng thông thường qua đường da, hơi thở, nước bọt, nước mũi, giọt nước li ti trong không khi, đờm… tụ vàng có thể lây lan qua những vết thương hở, vết cắt khi tiếp xúc trực tiếp người mắc phải bệnh này.
Đối với trẻ em học bán trú, các bậc cha mẹ lo sợ con mình nhiễm khuẩn tụ vàng khi ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt, vi khuẩn tụ cầu vàng dễ dàng sinh sôi trong những thực phẩm quen thuộc thông thường như: Thị (bao gồm cả thịt heo, bò gà), trứng, sữa, rau salad trộn, bánh nướng có kem, sữa, phô mai…
Quá trình lây bệnh của vi khuẩn đáng sợ này
Khuẩn tụ vàng được cho là loài vi khuẩn nguy hiểm vì dễ dàng sinh sôi nảy nở trong những loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng tốt nhưng để nguội, khiến đường ruột nhiễm độc khi ăn phải. Sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc, nạn nhân sẽ bị nôn ói, đi ngoài ngay sau 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ.
Đáng sợ hơn là loại vi khuẩn tụ vàng này không sợ nhiệt độ cao, ngay khi đun nấu sôi hàng chục phút vẫn không chết. Do đó, thức ăn khi đã bị nhiễm khuẩn mà đun nóng thì vi khuẩn nguy hiểm này vẫn tổn tại. Theo các chuyên gia, nếu đun nấu sôi liên tục 2 tiếng đồng hộ may ra vi khuẩn tụ cầu vàng này mới bị trừ khử hoàn toàn.
Ngoài gây ngộ độc, khi xâm nhập qua da, vi khuẩn này sẽ khiến da chúng ta bị nhiễm trùng như gây chốc lở, viêm mô tế bào da, thậm chí có thể dẫn đến những chứng nhiễm trùng đáng sợ như viêm tủy xương, viêm phổi, trường hợp xấu nhất có thể gây nhiễm trùng huyết, sốc, suy đa phủ tạng gây tử vong.
Cách phòng tránh khuẩn tụ cầu vàng
Như đã nói trên, do khuẩn tụ cầu vàng này thường sinh sống trong những loại thực phẩm nhiều dưỡng chất và để nguội hàng giờ, nên các bậc cha mẹ cần chú ý bảo vệ con trong cách ăn uống.
Đối với người mắc bệnh ngoài da, truyền nhiễm do khuẩn tụ cầu vàng, khi biết được phụ huynh cần giữ con mình cách xa, không tiếp xúc.
Khi ăn bánh kem, sữa đừng nên để lâu quá 12 giờ, giữ ở nhiệt độ khoảng dưới 5 độ C. Khi các mẹ mua đồ cho con và gia đình, hãy là bà nội trợ thông minh chọn lựa những thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh, tránh xa thực phẩm sống để quá 12 giờ. Ngoài ra, các mẹ cần xem kỹ ngày sản xuất, hạn sử dụng….
Ngoài ra, trong lúc nấu nướng, chúng ta cần vệ sinh dụng cụ nhà bếp sạch sẽ. Mùa này, những đứa trẻ hiếu động rất dễ nhiễm khuẩn khi chơi đùa cùng bạn bè. Do đó, cần nhắc nhở con và các thành viên gia đình thường xuyên rửa tay bằng xà phòng đúng cách để bảo vệ bản thân mình.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.