Người xưa có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Trong đó, những phép tắc về ăn uống hàng ngày thường được chú trọng và giáo dục đầu tiên. Mọi người cho rằng chỉ cần nhìn cách cư xử trên bàn ăn của một người là biết họ có được nuôi dạy cẩn thận, chỉn chu hay không. Phép tắc khi ngồi vào bàn ăn rất quan trọng, thậm chí còn liên quan đến tương lai của trẻ.
Dưới đây là 4 điều lưu ý trong mối liên hệ giữa phép tắc trên bàn ăn với tính cách của trẻ. Cha mẹ hãy tham khảo để từ đó rút ra được phương pháp giáo dục con hữu ích.
1. Hành động trên bàn ăn ẩn chứa tính tự lập của trẻ
Văn hóa ăn uống của mỗi quốc gia khác nhau rất nhiều. Với người Trung Quốc, gian bếp của họ luôn đầy ắp đồ ăn ngon. Nếu trẻ nhỏ không ăn đúng bữa thì có thể ăn bất cứ lúc nào sau đó – khi mà bản thân cảm thấy đói và luôn có cha mẹ đợi trẻ về ăn.
Trong khi các bậc cha mẹ Mỹ lại trao cho con toàn quyền quyết định sẽ ăn gì, ăn bao nhiêu. Đây là lớp "giáo dục độc lập" đầu tiên mà cha mẹ Mỹ dành cho con cái họ. Cha mẹ hoàn toàn tin tưởng con cái và giao quyền chủ động quyết định mọi việc cho trẻ. Họ tin rằng trẻ sẽ ăn khi đói và tự dừng lại khi cảm thấy đủ. Trẻ nhận được sự tin tưởng ấy sẽ không ỷ lại vào cha mẹ nữa. Trẻ cảm thấy bản thân được tôn trọng, có chính kiến riêng và tự tin làm điều mình thích.
Để trẻ tự quyết định việc ăn uống trong ngày chính là bước khởi đầu cho việc trau dồi tư duy độc lập của trẻ. Trẻ sẽ được rèn luyện tính cách tốt đẹp này ngay từ những việc nhỏ trong cuộc sống.
2. Hành động trên bàn ăn ẩn chứa lòng biết ơn của một đứa trẻ
Trên bàn ăn của các gia đình, cha mẹ luôn giành cho con cái những phần ăn ngon nhất. Họ nhận về cho mình những phần không ngon. Vì vậy, thông qua một bữa cơm đơn giản sẽ đánh giá được lòng biết ơn của trẻ. Trẻ là người hiểu chuyện, thấu hiểu sự vất vả của cha mẹ sẽ ăn uống từ tốn, san sẻ những phần ăn ngon cho cha mẹ mình.
Ngoài ra, chúng ta hay dạy trẻ không được phàn nàn thức ăn mà ai đó đã dày công chế biến dù chưa được ngon và không đưa ra bất kỳ lời nhận xét khiếm nhã nào. Mỗi khi thưởng thức, cần thể hiện tấm lòng biết ơn đối với người đã nấu những món ăn đó.
Ngoài ra, lòng biết ơn đó không chỉ với cha mẹ, với người nấu ăn mà còn là sự quý trọng đối với thiên nhiên vì đã mang đến sản vật. Và còn là lòng biết ơn đối với những người đã đánh bắt, nuôi trồng con vật, rau quả để có thực phẩm cho chúng ta ăn mỗi ngày.
Những đứa trẻ có tấm lòng biết ơn sẽ trân trọng những bữa ăn và kính trọng ông bà, cha mẹ. Lòng biết ơn là cội nguồn của mọi đạo lý. Vì thế, cha mẹ hãy dạy trẻ thể hiện lòng biết ơn từ những việc nhỏ bé trong cuộc sống và bắt đầu từ ngay chính bữa cơm gia đình.
3. Hành động trên bàn ăn ẩn chứa sự nuôi dạy trẻ thơ
Một đứa trẻ được giáo dục cẩn thẩn hạy không chỉ cần nhìn cách cư xử trên bàn ăn. Vì thế, cha mẹ hãy trau dồi nguyên tắc khi dùng bữa cho trẻ. Đừng nghĩ rằng sẽ dạy trẻ sau này cũng được. Trẻ cần biết những nguyên tắc trên bàn ăn càng sớm càng tốt để áp dụng khi đi ra ngoài.
Thành tựu về sự nghiệp và địa vị xã hội của mỗi cá nhân liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó, sự giáo dục cẩn thận là yếu tố quyết định chủ đạo. Nếu một đứa trẻ học tập giỏi giang, đỗ đạt cao nhưng lại cư xử kém trên bàn ăn vẫn bị mọi người xung quanh đánh giá không tốt. Và đây là lỗi sai lớn của cha mẹ những đứa trẻ đó.
Văn hóa bàn ăn sẽ theo trẻ đến suốt cuộc đời. Các bậc cha mẹ cần chú ý vun đắp cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Hãy bắt đầu từ những điều đơn giả nhất ngay hôm nay!
4. Hành động trên bàn ăn thể hiện tình cảm gia đình
Một đứa trẻ có gia đình ấm áp là khi đi học về, được mẹ chuẩn bị bữa cơm nóng hổi đợi sẵn ở nhà. Sau đó, cả nhà sẽ quay quần bên nhau thường thức các món ăn và chia sẻ những mẩu chuyện nhỏ trong ngày. Những đứa trẻ sẽ cảm thấy bình yên, hạnh phúc khi được cha mẹ lắng nghe và đưa ra lời khuyên hữu ích trong cuộc sống. Những món ăn có thể đơn giản nhưng đằng sau đó là sự quan tâm, đồng hành của cha mẹ dành cho con cái.
Ngược lại, thật đáng tiếc khi một số phụ huynh hay cằn nhằn kết quả học tập của con hoặc nghịch điện thoại trong lúc ăn. Họ gần như không có sự tương tác với các thành viên trong gia đình. Khi ấy, trẻ sẽ cảm thấy bầu không khí tẻ nhạt, tình cảm nguội lạnh vì không nhận được sự quan tâm.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.