Ung thư rất “ưa thích” 2 kiểu bữa sáng này, bạn càng ăn nhiều, tế bào ung thư càng hoạt động mạnh

Trong 3 bữa ăn, bữa sáng được coi là quan trọng nhất trong ngày. Tuy nhiên bạn nên tránh tiêu thụ thực phẩm giàu muối, nhiều dầu mỡ vào thời điểm này vì có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn cầu có gần 10 triệu trường hợp mắc ung thư,1/3 bệnh nhân có liên quan đến chế độ ăn uống, môi trường và gen di truyền. Trong đó, chế độ ăn uống là yếu tố dễ kiểm soát nhất.

2 bữa sáng gây ung thư mà bạn cần tránh

Trong 3 bữa ăn, bữa sáng được coi là quan trọng nhất trong ngày. Nó có vai trò quan trọng trong việc khởi động quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy calo, cung cấp năng lượng cần thiết để hoàn thành công việc. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, nhiều người bỏ bữa sáng, ăn sáng quá nhanh hoặc tiêu thụ những thực phẩm không tốt khiến bữa sáng trở thành "bữa ăn độc hại", gây ung thư.

Ung thư rất “ưa thích” 2 kiểu bữa sáng này, bạn càng ăn nhiều, tế bào ung thư càng hoạt động mạnh - Ảnh 1.

Trong số đó, có 2 kiểu ăn sáng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cụ thể là:

1. Bữa sáng nhiều muối: Ung thư dạ dày, ung thư vòm họng

Với nhiều gia đình, bữa sáng ngon miệng là phải ăn kèm cà muối, dưa muối, cá muối. Ngoài ra, pizza, nước sốt cà chua, các loại súp... cũng là các món ăn sáng quen thuộc được một số người lựa chọn. Tuy nhiên, các thực phẩm này chứa lượng muối cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Theo WHO, chế độ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Bản thân muối tuy không gây ung thư nhưng dung dịch muối có nồng độ cao dễ phá hủy lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, bào mòn hoặc gây viêm loét niêm mạc và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori.

Ngoài ra, việc ăn sáng với các món ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ bị béo phì, cao huyết áp và các bệnh tim mạch.

Ung thư rất “ưa thích” 2 kiểu bữa sáng này, bạn càng ăn nhiều, tế bào ung thư càng hoạt động mạnh - Ảnh 2.

Việc ăn sáng với các món ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ bị béo phì, cao huyết áp và các bệnh tim mạch

2. Bữa sáng toàn đồ chiên: Ung thư, béo phì

Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu từng tuyên bố: Khi thực phẩm được chiên ở nhiệt độ cao, không chỉ các chất dinh dưỡng như vitamin bị phá hủy mà cả protein và chất béo cũng dễ dàng biến đổi tạo ra chất gây ung thư như acrylamide. Acrylamide là một chất ung thư thường được tìm thấy trong thuốc lá, chúng có thể làm hỏng DNA và gây ung thư ở con người.

Ung thư rất “ưa thích” 2 kiểu bữa sáng này, bạn càng ăn nhiều, tế bào ung thư càng hoạt động mạnh - Ảnh 3.

Ngoài ra, thực phẩm chiên còn có hàm lượng chất béo cao, tiêu thụ trong một thời gian dài chắc chắn sẽ gây tăng cân, béo phì. Vì vậy, đồ chiên rán không thích hợp cho bữa sáng.

Vậy chúng ta nên ăn bữa sáng như thế nào?

Các chuyên gia chỉ ra rằng có thể ngăn ngừa 40% rủi ro mắc ung thư nếu như chúng ta thay đổi thói quen sống, trong đó chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng nhất. Vậy một bữa sáng đầy đủ, an toàn là như thế nào? Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn sáng kiểm soát ung thư.

- Tăng cường ăn trái cây, rau củ

Có bằng chứng khoa học cho thấy thường xuyên tiêu thụ trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt (như lúa mì nguyên hạt, lúa mạch đen, ngô và yến mạch) có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng và ung thư đường hô hấp, tiêu hóa. Ngoài việc giảm nguy cơ ung thư, những thực phẩm này còn hạn chế nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và giúp kiểm soát cân nặng.

Ung thư rất “ưa thích” 2 kiểu bữa sáng này, bạn càng ăn nhiều, tế bào ung thư càng hoạt động mạnh - Ảnh 4.

- Giảm muối và dầu mỡ

Chế độ ăn nhiều muối có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của ung thư dạ dày. WHO khuyến cáo mọi người không nên ăn quá 5g muối mỗi ngày.

Ngoài ra, thức ăn chúng ta dùng hàng ngày cũng không nên quá nhiều dầu mỡ. Khảo sát cho thấy, nếu lượng dầu mỡ và đạm động vật ăn vào càng nhiều thì tỷ lệ mắc các bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tụy sẽ càng tăng lên.

- Nhai chậm

Nước bọt có chứa hơn chục loại enzym hoạt tính, vitamin, hormone, khoáng chất, immunoglobulin… với tác dụng tiêu hóa, khử trùng, giải độc, phòng chống ung thư. Một loạt các enzym trong nước bọt có tác dụng ức chế độc tố gây ung thư, chẳng hạn như aflatoxin và nitrosamine.

Các chuyên gia cho rằng, bữa ăn sáng không nên quá nhanh, nhai và nuốt từ từ sẽ giúp nước bọt phát huy tác dụng chống ung thư, tốt nhất nên nhai thức ăn 30 lần trước khi nuốt.

- Cân bằng và đủ chất

Một bữa ăn sáng lành mạnh là một bữa ăn không có gì quá nhiều hay quá ít mà cần có sự cân bằng, hợp lý. Bữa sáng phải có đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngũ cốc, các loại hạt, khoai lang, cháo yến mạch, sữa chua, trứng, sữa... là những thực phẩm nên được bổ sung trong bữa sáng. Bữa ăn sáng nên cách thời gian thức dậy khoảng 30 phút. Thời gian ăn sáng không nên quá sớm cũng không nên quá muộn, tốt nhất trong khoảng 7 - 8h.

 

Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ung-thu-rat-ua-thich-2-kieu-bua-sang-nay-ban-cang-an-nhieu-te-bao-ung-thu-cang-hoat-dong-manh-162211904220854369.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang