Công an tỉnh Đắk Nông hôm qua cho biết đã khởi tố vụ án nhuộm phế phẩm cà phê bằng pin Con Ó và tạm giữ khẩn cấp 5 đối tượng.
Dưới góc độ sức khoẻ, TS.BS Đặng Thị Xuân, Phó giám đốc Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai khẳng định: “Pin không thể uống được”.
Lõi pin Con Ó được ngâm thành dung dịch trộn cùng phế phẩm cà phê |
Theo bà, pin có nhiều loại nhưng lõi pin cacbon là phổ biến nhất. Trong lõi pin cacbon ngoài các chất bảo quản, tạp chất, thành phần chủ yếu là kim loại nặng mangan dioxit, sau khi chuyển hóa thành dạng ion, thủy ngân...
Khi vào cơ thể, kim loại nặng sẽ phân bố đến tất cả các cơ quan đích, ảnh hưởng đến trí tuệ, hệ tim mạch, xương, máu… Tùy theo lượng hấp thụ nhiều hay ít, thời gian ngắn hay dài, các triệu chứng sẽ khác nhau song dễ thấy nhất là triệu chứng về thần kinh.
“Với người trẻ là ảnh hưởng đến sự phát triển trí thuệ, ở người lớn sẽ tác động lên các bệnh mãn tính như parkinson và làm thoái hóa não. Ngoài ra còn ảnh hưởng cả não, tim, phổi, thận, suy gan vì kim loại nặng tác động lên toàn bộ hệ thống chuyển hoá chứ không riêng cơ quan nào”, TS Xuân phân tích.
TS Đặng Thị Xuân |
Tuy nhiên đến nay, điều trị ngộ độc kim loại nặng vẫn là bài toán khó, cần nhiều thời gian. Nếu ngộ độc mãn tính, kim loại nặng sẽ lắng đọng, tích tụ trong cơ thể gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng trí tuệ, tay chân co quắp...
Với nhiễm độc kim loại nặng, ở trẻ em sẽ nguy hại hơn người lớn. Ngay như với kim loại chì, tố độ lắng đọng chì ở phổi trẻ em cao gấp 2,7 lần người lớn.
Ở trẻ em, nếu nhiễm chì từ 10-20mcg/dL sẽ khiến trẻ giảm 1-3 điểm IQ và tăng lên 5-10 điểm IQ khi lượng chì trong máu lên 30mcg/dL.
Đến nay, việc điều trị thải độc chì được khuyến cáo dùng liên tục, nhiều đợt, nhiều tháng, nhiều năm.
Tại Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai, bệnh nhi có lượng chì trong máu cao nhất lên tới gần 200mcg/dL, ròng rã thải chì 6 năm mới xuống được 20mcg/dL.
Theo vietnamnet.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.