Ủy ban Tư vấn hướng dẫn chế độ ăn uống khuyến cáo không cho trẻ ăn thứ này trong 2 năm đầu đời

Có một phương châm mới cho các bậc cha mẹ khi cho trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi ăn: "Mỗi lần ăn đều có giá trị".

Ủy ban Tư vấn hướng dẫn chế độ ăn uống năm 2020 đã bắt đầu thực hiện kế hoạch đầu tiên đã từng đề xuất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Ủy ban Tư vấn hướng dẫn chế độ ăn uống là một nhóm các chuyên gia chịu trách nhiệm cung cấp các khuyến nghị dựa trên khoa học hai lần mỗi thập kỷ về sự ảnh hưởng của chế độ ăn uống lên sức khỏe của con người.

"Báo cáo này tiếp tục tập trung mạnh vào các trẻ từ 2 tuổi trở lên và lần đầu tiên nó phản ánh tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng phù hợp trong giai đoạn đầu của cuộc đời. 

Những thực phẩm được tiêu thụ trong 1.000 ngày đầu tiên của cuộc đời không chỉ đóng góp cho sức khỏe lâu dài mà còn giúp hình thành sở thích về hương vị và cách lựa chọn thực phẩm", báo cáo nêu rõ.

Những khuyến nghị cuối cùng được phát hành vào thứ Tư và được gửi đến Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, họ sử dụng chúng để tạo ra các hướng dẫn chế độ ăn từ năm 2020 đến năm 2025, trong đó chỉ ra phần lớn những gì người Mỹ nên ăn gì trong 5 năm tới.

Nhà nghiên cứu dinh dưỡng Marion Nestle, tác giả của nhiều cuốn sách về thực phẩm chia sẻ: "Những khuyến nghị chi phối các chương trình hỗ trợ thực phẩm, ảnh hưởng đến tiếp thị công nghiệp thực phẩm và cũng ảnh hưởng đến các hướng dẫn thực tế và tư vấn thực phẩm cho công chúng", Nestle nói.

"Đây là một đánh giá ấn tượng, bền vững, giữ vững lập trường rằng khoa học hiện nay rất phù hợp với những hướng dẫn chế độ ăn uống trước đây và các khuyến nghị đã mạnh mẽ hơn rất nhiều", Nestle nói.

"Ngay từ đầu, tôi đã lo ngại rằng các thành viên của ủy ban có thể bị nghiêng về lợi ích của ngành công nghiệp thực phẩm. Nếu họ thực sự như vậy, những thành kiến không xuất hiện trong báo cáo cuối cùng. Tôi nghĩ rằng ủy ban này xứng đáng được khen ngợi vì đã tạo ra một bản báo cáo chất lượng."

Ủy ban Tư vấn hướng dẫn chế độ ăn uống khuyến cáo không cho trẻ ăn thứ này trong 2 năm đầu đời - Ảnh 1.

Ảnh: CNN

Không thêm đường

Một thông điệp quan trọng trong khuyến nghị dành cho trẻ sơ sinh năm 2020: Không có lượng đường bổ sung nào phù hợp cho sự phát triển của em bé.

"Tránh thực phẩm và đồ uống có thêm đường trong 2 năm đầu đời. Năng lượng trong các sản phẩm đó có khả năng thay thế năng lượng từ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng", báo cáo khuyến nghị nêu.

Hơn nữa, tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ thừa cân hoặc béo phì. Đường bổ sung được sử dụng trong thực phẩm chế biến và đồ uống để làm ngọt, khác với đường tự nhiên có trong một miếng trái cây hoặc ly sữa.

"Táo và cam đều chứa đường nhưng chúng cũng cung cấp chất xơ và dinh dưỡng tổng thể", Steven Abrams, bác sĩ nhi khoa, chủ tịch ủy ban của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ về dinh dưỡng cho biết.

"Sữa mẹ cũng có đường trong đó," Abrams nói, nhưng nó chứa đầy các thành phần tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và là sự kết hợp hoàn hảo của chất béo, protein, carbohydrate và vitamin cần thiết cho nhu cầu của bé.

Ngoài ra, theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ: "Nước ép trái cây, đặc biệt là cho trẻ em trong năm đầu đời, là một nguồn đường không có nhiều lợi ích dinh dưỡng", Abrams nói. "Vì vậy, luôn luôn phải tránh điều này."

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi không nên uống quá 4 ounce (khoảng 118 ml) nước ép trái cây mỗi ngày, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ gợi ý.

Ủy ban đã phát hiện ra rằng "gần 70% lượng đường bổ sung đến từ năm loại thực phẩm: đồ uống ngọt, món tráng miệng và thức ăn nhanh có vị ngọt, cà phê và trà (có đường), kẹo và đường, ngũ cốc ăn sáng và thanh năng lượng."

Trên nhãn thực phẩm, đường bổ sung có thể bao gồm "đường nâu, đường ngô, syrup ngô, dextrose, fructose, glucose, syrup ngô nhiều fructose, mật ong, đường sữa, syrup mạch nha, đường mạch nha, mật đường, đường thô, và đường sucrose", theo đến Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

Ủy ban khuyến nghị cha mẹ nên tránh thêm đường trong chế độ ăn của trẻ, vì sẽ gây ra bệnh béo phì ở trẻ em và các tình trạng sức khỏe mãn tính trong tương lai.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng trung bình, trẻ sơ sinh tiêu thụ một muỗng cà phê đường bổ sung mỗi ngày còn trẻ mới biết đi tiêu thụ khoảng 6 muỗng cà phê mỗi ngày.

"Xem xét những thực phẩm tiêu thụ của trẻ trong những năm đầu đời đã cho thấy điều đó có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh mãn tính ở trẻ sau này", báo cáo cho biết.

"Mỗi lần ăn đều có giá trị, tôi nghĩ đây là một phương châm thực sự tốt. Tôi thích phương châm đó rất nhiều vì nó nhắc nhở bạn rằng những gì bạn đang cho em bé ăn thực sự tạo ra khác biệt", Abrams, người chỉ đạo Viện nghiên cứu nhi khoa Dell tại Đại học Texas ở Austin nói.

Còn trẻ lớn hơn và người lớn thì sao? Ủy ban đã giảm lượng đường bổ sung được khuyến nghị từ 10% lượng calo hàng ngày xuống còn 6% - đối với một người trưởng thành có chế độ ăn 2.000 calo mỗi ngày, điều đó có nghĩa là nên bổ sung ít hơn 120 calo từ đường bổ sung mỗi ngày. 

Để thay đổi nhận thức và quan điểm hãy nhớ rằng một lon nước ngọt có đường cung cấp khoảng 150 calo.

Ủy ban Tư vấn hướng dẫn chế độ ăn uống khuyến cáo không cho trẻ ăn thứ này trong 2 năm đầu đời - Ảnh 2.

Ảnh: CNN

Sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất

Trong sữa mẹ có tất cả các thành phần dinh dưỡng như: chất đạm, chất mỡ, tinh bột, vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng rất tốt cho quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên để đảm bảo được chất lượng sữa đáp ứng nhu cầu của trẻ cho quá trình tăng trưởng và phát triển, mẹ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

"Trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ có tỷ lệ thừa cân, béo phì thấp, hạn chế bị các bệnh như tiểu đường và hen suyễn sau này", ủy ban cho biết.

Trong phiên dự thảo làm việc, ủy ban đã phát hiện trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức tăng cân nhanh hơn trẻ bú sữa mẹ, có thể là do lượng protein cao trong sữa công thức hoặc do người chăm sóc cho trẻ uống sữa quá nhiều.

Không nên cho trẻ em ngừng bú sữa mẹ và ăn dặm trước 4 tháng tuổi vì trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì ở tuổi lên 3 cao hơn so với những bé ăn dặm đúng chuẩn. Theo khuyến nghị của WHO, thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là tròn 6 tháng tuổi. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ để lại những di chứng khôn lường.

Ủy ban cũng khuyến khích phụ nữ tuân thủ chặt chẽ hơn các khuyến nghị ăn uống lành mạnh trước và trong khi mang thai.

"Mặc dù chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai hoặc cho con bú tốt hơn với các nhóm thực phẩm chính, nhưng vẫn nằm dưới mức khuyến nghị", báo cáo cho biết. "Nguy cơ mắc bệnh mãn tính bắt đầu sớm trong đời, những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra với sức khỏe của thai nhi dựa trên chế độ ăn uống của người mẹ và các thói quen cho trẻ ăn".

Ăn cá có nhiều axit béo omega-3 - một lợi ích quan trọng cho cả phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Nó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và rối loạn tăng huyết áp khi mang thai, đồng thời giảm nguy cơ sinh non.

Ăn ít nhất 8 đến 12 ounce (220gr - 350gr) mỗi tuần nhiều loại hải sản giàu omega-3 và ít thủy ngân, như cua, sò, cá hồi, cá mòi, sò điệp, tôm, mực và cá rô phi cũng có thể thúc đẩy sự phát triển nhận thức và phát triển ngôn ngữ cũng như giao tiếp ở trẻ em.

Vitamin D, sắt, kẽm và dị ứng

Các chất cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của em bé bao gồm sắt, kẽm và vitamin D. Vì sữa mẹ không chứa đủ lượng vitamin D trừ khi mẹ bổ sung ở mức cao. Cần tuân thủ các hướng dẫn của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ: Dù cho con bú nhiều hay ít thì trẻ sơ cần nhận đủ 400 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D từ khi sinh ra cho đến khi bé cai sữa và uống sữa bò bổ sung vitamin D hoặc sữa bột cho trẻ sơ sinh.

Không cần phải vượt quá mức đó, ủy ban cho biết: "Cơ thể hiện tại không đủ điều kiện để bổ sung trên 400 IU vitamin D mỗi ngày, nhất là khi trẻ còn nhỏ."

Sắt rất quan trọng đối với "sự phát triển thần kinh và chức năng miễn dịch bình thường", ủy ban cho biết thêm rằng các nghiên cứu cho thấy cả hai loại sắt và kẽm đều giảm ở trẻ bú mẹ sau sáu tháng. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm như thịt giàu chất sắt và kẽm trong 6 tháng tiếp theo, hoặc tăng cường thực phẩm giàu chất sắt như ngũ cốc cho trẻ sơ sinh.

Hãy cẩn thận, quá nhiều sắt cũng có thể gây hại. Trẻ uống sữa công thức có thể nhận được gấp đôi liều sắt nếu chúng đồng thời cũng ăn ngũ cốc. Ủy ban không khuyến nghị bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ hoặc trẻ không bị thiếu sắt.

Ủy ban Tư vấn hướng dẫn chế độ ăn uống khuyến cáo không cho trẻ ăn thứ này trong 2 năm đầu đời - Ảnh 3.

Ảnh: CNN

 

Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cần cung cấp cho trẻ chất béo tốt, hay còn gọi là chất béo không bão hòa. Đây là loại chất béo đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cung cấp năng lượng để cơ thể tăng trưởng và phát triển. 

Một chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đặc biệt lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Nguồn chính của chất béo tốt là cá, dầu cá, dầu thực vật, các loại hạt và hạt.

Theo CNN

Link bài gốc

Theo Tri Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang