Gót sen ba tấc ngơ ngẩn Đế vương
Xoay quanh xuất xứ của tục bó chân có rất nhiều giả thuyết được đặt ra. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về một cung phi của vua Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến.
Tục bó chân được cho là có nguồn gốc từ người đẹp Triệu Phi Yến. Ảnh minh họa.
Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim liên tam thốn" (Gót sen ba tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.
Bó chân để thỏa mãn chuyện tình dục của nam giới?
Ông John Vollmer, một chuyên gia chuyên nghiên cứu về các tập tục của châu Á cho biết, tục bó chân này được lan rộng trong xã hội phong kiến Trung Quốc là do quốc gia này theo tư tưởng Nho giáo.
“Tục bó chân được thực hiện trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc bởi nó tượng trưng cho một người vợ, người mẹ tốt. Nó thể hiện đức hạnh và phẩm chất của người phụ nữ”, ông Vollmer nói.
Tục bó chân thể hiện đức hạnh và phẩm chất của người phụ nữ.
Theo đó, việc bó chân được xem là một giải pháp để kiểm soát và củng cố đức hạnh của nữ giới. Người ta tin rằng những người đàn bà với đôi bàn chân bé tí xíu sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng. Từ đó không thể có cơ hội quan hệ tình dục với người nào khác.
Đồng thời, người ta cũng có suy nghĩ rằng với đôi chân nhỏ, người con gái không đi vững được và bước đi của họ sẽ uyển chuyển giống như những cành sen đung đưa trước gió. Điều này sẽ làm tăng thêm sức quyến rũ.
Những người phụ nữ đầy tham vọng sẽ tìm mọi cách để bó chặt chân nhằm thu hút đàn ông ở các gia đình quyền quý để thoát nghèo. Nhưng thực chất, theo nghiên cứu mới đây, tục lệ này lại là để thỏa mãn nam giới trong khi quan hệ tình dục.
Khi chân bị bó chặt, người phụ nữ phải dồn lực lên các bó cơ ở đùi để khỏi bị ngã. Điều này dẫn đến các cơ đùi, cơ hông co chặt theo thời gian, các cơ xung quanh cơ quan sinh dục cũng trở nên săn chắc.
Hệ quả là trong sinh hoạt vợ chồng, người chồng sẽ đạt khoái cảm nhiều hơn. Ngoài ra, lực dồn vào bắp đùi và hông còn tạo cho người phụ nữ một vóc dáng thu hút người khác phái.
Tục bó chân được xem như cách để thể hiện sức mạnh kinh tế của người đàn ông. Gặp khó khăn khi di chuyển, phụ nữ không thể làm việc kiếm tiền nên bị xem là món đồ trang trí, để thỏa mãn tình dục và duy trì nòi giống.
Giữ được càng nhiều phụ nữ chân “gót sen” như vậy trong nhà càng thể hiện được khả năng của nam giới vì nó chứng tỏ họ giàu có để nuôi nhiều miệng ăn vô dụng.
Hãi hùng những đôi chân bó
Việc bó chân được thực hiện đối với bé gái ở độ tuổi từ 4 đến 7. Đầu tiên, từng chân sẽ được ngâm trong nước lá dược thảo và máu động vật ấm. Sau đó tất cả móng chân sẽ bị cắt càng sâu càng tốt để ngăn chặn sự phát triển của chân và sự nhiễm trùng sau đó.
Tiếp sau đó, bàn chân sẽ được xoa bóp nhẹ nhàng. Những dải băng bằng lụa hoặc cotton dài khoảng 3m và rộng 5 cm sau khi được ngâm vào hỗn hợp dược thảo và máu động vật tương tự.
Bàn chân sẽ bị bẻ gẫy trong quá trình bó chân.
Từng bàn chân sau đó sẽ bị bẻ gẫy và cuốn gọn vào trong những dải băng ướt này, nén thật chặt đến kiệt nước, kéo giật mạnh về phía gót chân. Đôi khi người ta còn tạo ra những vết cắt sâu ở lòng bàn chân để công việc này được dễ dàng.
Trình tự này sẽ được lặp lại 2 ngày một lần, với một lần bó chân mới. Mỗi lần bó lại, dải băng lại được thắt chặt hơn nữa làm cho quá trình bó chân càng ngày càng đau đớn.
Tục bó chân được thực hiện ở các bé gái từ khi còn nhỏ.
Bàn về hậu quả của tục bó chân, Ông Vollmer đã chỉ ra vô số các hậu quả mà những người phụ nữ bó chân phải chịu đựng.
Bệnh phổ biến nhất sau khi bó chân là nhiễm trùng. Móng chân sẽ mọc dài ra, đâm vào thịt làm rữa thịt, đôi khi làm rụng cả ngón chân. Căn bệnh này có thể dẫn đến tử vong. Và đôi khi xương bàn chân phát triển theo hướng đâm thẳng về phía gót chân.
Khi trưởng thành, người bó chân có thể gặp nguy hiểm với những vấn đề về sức khỏe. Những phụ nữ lớn tuổi thì có nguy cơ cao bị gãy xương chậu và các xương khác khi ngã, họ cũng khó mà đứng dậy được khi đang ngồi.
Ở Trung Quốc hiện giờ chỉ có những cụ già cao tuổi còn giữ được "gót sen ba tấc" này.
Tục bó chân ở Trung Quốc diễn ra phổ biến ở giới thượng lưu, còn đối với tầng lớp nông dân, phải đi cày ruộng nên tục này xuất hiện muộn hơn.
Hủ tục này vẫn luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của những thiếu nữ thời xưa. Nó tồn tại ở Trung quốc cho đến tận thế kỉ 20 và mãi đến năm 1911, tập tục này mới được bãi bỏ hoàn toàn.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.