Vì sao bạn bỏ tiền cho con học đông, học tây mà đời vẫn không khá lên: Nắm rõ 3 điểm mấu chốt này thì mới đổi vận được

Nếu phong cách giáo dục của người giàu là 'nhìn vào con' thì người nghèo ngược lại. Phong cách của họ là 'đi theo bố mẹ'.

Cha mẹ nào cũng chú trọng chuyện học tập của con, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Họ mong muốn con học giỏi, để sau này cuộc đời khấm khá, ấm no hơn. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết giáo dục con đúng cách.

Tùy vào trình độ học vấn, nhận thức mà phụ huynh sẽ có cách giáo dục con khác nhau. Phương pháp giáo dục của người giàu và người nghèo cũng sẽ khác. Người nghèo nhìn chung có những hạn chế về mặt học vấn. Đến khi con học tập, họ sẽ vất vả hơn trong việc dạy con, thậm chí còn trở thành... học trò của con.

Ngược lại người giàu thường được trau dồi giáo dục từ nhỏ. Họ có nền tảng kiến thức, cùng những phương pháp và thói quen học tập tốt. Chẳng những đồng hành, dìu dắt con, họ còn dự đoán được những vấn con dễ gặp phải trong tương lai. 

Vì sao bạn bỏ tiền cho con học đông, học tây mà đời vẫn không khá lên: Nắm rõ 3 điểm mấu chốt này thì mới đổi vận được - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Người nghèo nói chung có địa vị xã hội thấp hơn. Họ cũng có thể xây dựng giá trị trong xã hội nhưng tất nhiên con đường chẳng hề dễ dàng. Một trong những điều giúp ích nhất cho họ chính là việc học. 

Ngược lại, người giàu thường có địa vị xã hội cao hơn, khả năng tài chính mạnh và không quá quan trọng đến thành tích, điểm số của con. Bởi họ không cần con lớn lên phải san sẻ gánh nặng tài chính cho mình. Họ có thể dễ dàng đáp ứng như cầu của con. Nếu con cái có tài năng ở lĩnh vực nào đó, người giàu thường đầu tư, chú trọng bồi dưỡng thế mạnh của con; đồng thời bồi dưỡng nhân cách.

Nếu phong cách giáo dục của người giàu là "nhìn vào con" thì người nghèo ngược lại. Phong cách của họ là "đi theo bố mẹ". Như đã nói ở trên, người giàu không cần con san sẻ gánh năng tài chính. Vì vậy họ để con được tự do phát triển, miễn là đứa trẻ hạnh phúc. Họ không quá để tâm đến điểm số, nhưng không có nghĩa bỏ bê việc giáo dục.

Vì sao bạn bỏ tiền cho con học đông, học tây mà đời vẫn không khá lên: Nắm rõ 3 điểm mấu chốt này thì mới đổi vận được - Ảnh 2.
 

Thay vào đó, họ bồi dưỡng tài năng của con. Con làm tốt ở lĩnh vực nào, họ bồi đắp cho con ở lĩnh vực đó. Ngược lại, gia đình nghèo thường thiết lập sẵn cho con. Có một câu chuyện như này: Một gia đình nhà nông đăng ký cho con vào lớp luyện thi đại học, với mong muốn con chăm chỉ học hành, thi đỗ trường tốt và lên thành phố sinh sống. 

Cậu con từng thích học piano nhưng bố không đồng ý, một phần vì chi phí đắt đỏ, một phần vì nghĩ nó không giúp ích gì cho việc học sau này. Cuối cùng, cậu con đỗ chuyên ngành bố mong muốn. Ra trường, anh cũng có việc làm nhưng thu nhập chỉ tạm ổn và công việc thì đầy áp lực. 

Kiểu giáo dục của gia đình này chính là "đi theo bố mẹ", hướng con theo một mục tiêu đã được lập sẵn và khiến con bị áp lực rất lớn.

Thực tế, cách giáo dục của người nghèo thường có 3 vấn đề sau đây:

Thấy ai cho con học gì, sẽ cho con học đó

Do hạn chế về trình độ học vấn, kiến thức nên người nghèo thường không có định hướng rõ ràng cho con. Họ thường bắt chước những người khác để áp dụng vào con. Thấy con nhà hàng xóm học hội họa, âm nhạc, họ cũng cho con học theo. 

Họ luôn bắt chước tốc độ của người khác mà không suy xét con mình có đủ năng lực hay không, chứ chưa nói đến chuyện tìm hiểu điểm mạnh của đứa trẻ. Cuối cùng, con sẽ chỉ mệt mỏi và không có kết quả học tập như ý muốn. Thay vì ép buộc, cha mẹ thông minh nên tìm hiểu thế mạnh của con, từ đó có sự đầu tư đúng đắn.

Quá chú trọng vào kết quả giáo dục

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc giáo dục con cái là do nhà trường, giáo viên. Họ đã đóng học phí thì phía nhà trường phải có nghĩa vụ dạy dỗ thật tốt. Việc của họ là xem kết quả. Những bậc phụ huynh này thuộc kiểu "chưa gieo hạt đã muốn ăn dưa". Khi con chăm chỉ, họ không thấy; khi con thi trượt, họ tức giận. 

Họ nghĩ con chưa đủ chăm chỉ, siêng năng nên lại sắp xếp thêm nhiều lớp học, mong con sẽ có sự tiến bộ.

Thực tế, có những đứa trẻ đạt được điểm số rất cao trong thi cử nhưng khi va chạm cuộc sống lại yếu kém khả năng giao tiếp. Điều này cũng cản trở rất nhiều sự tiến bộ của trẻ. Và khi đó, trẻ sẽ trở nên tự ti, bất lực. 

Chỉ cho con học những gì có ích cho điểm số

Tri thức thay đổi vận mệnh, nhưng bố mẹ cũng phải quan tâm đến khía cạnh chất lượng giáo dục riêng. Đừng chỉ nghĩ rằng nếu con được điểm cao thì sẽ có công việc tốt, thu nhập tốt. Những suy nghĩ đó khiến cha mẹ lúc nào cũng quanh quẩn với những câu hỏi: Con học cái này có ích gì không? Làm sao để có thêm điểm số? Làm thế nào để có chứng chỉ này?,...

Nó giống như việc nhiều cha mẹ bắt con đọc cuốn sách này, cuốn sách kia để giúp nâng cao điểm số. Nhưng khi con muốn chơi bóng rổ thì không cho phép, vì nó chẳng có lợi gì cho bài kiểm tra sắp tới. Rõ ràng, chủ nghĩa vị lợi tồn tại ở nhiều gia đình và nó sẽ cản trở quá trình trưởng thành của trẻ em. 

 

 

Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/vi-sao-ban-bo-tien-cho-con-hoc-dong-hoc-tay-ma-doi-van-khong-kha-len-nam-ro-3-diem-mau-chot-nay-thi-moi-doi-van-duoc-222021111194910813.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang