Loạt trường đại học top đầu tuyển sinh ngành bán dẫn 2025

(lamchame.vn) - Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, năm 2025 nhiều trường đại học top đầu Hà Nội thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo cử nhân/kỹ sư ngành bán dẫn.

Năm nay, trường Đại học Sư phạm Hà Nội mở 5 ngành mới, gồm: Công nghệ sinh học, Vật lý học (Vật lý bán dẫn và kỹ thuật), Lịch sử, Xã hội học, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.

Trong đó, với ngành Vật lý học (Vật lý bán dẫn và kỹ thuật), trường dự kiến tuyển sinh 120 chỉ tiêu cho 3 phương thức gồm xét tuyển thẳng thí sinh có năng lực, thành tích vượt trội (24 chỉ tiêu), xét tuyển dựa trên điểm thi đánh giá năng lực (36 chỉ tiêu), xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 (60 chỉ tiêu).

Tương tự, 3 trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội gồm: Đại học Công nghệ, Đại học Khoa học tự nhiên và Đại học Việt Nhật cũng lần đầu mở chương trình đào tạo cử nhân/kỹ sư ngành bán dẫn.

Chỉ tiêu tuyển sinh ngành bán dẫn của các trường cụ thể như sau.

STT

Trường

Ngành

Chỉ tiêu

Học phí (dự kiến)

1

Đại học Bách khoa Hà Nội

Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano

180

22-28 triệu đồng/năm

2

Đại học Sư phạm Hà Nội

Vật lý học (Vật lý bán dẫn và kỹ thuật)

120

 

3

Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Công nghệ bán dẫn

140

15-37 triệu đồng/năm

4

Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Công nghệ chíp bán dẫn

100

58 triệu đồng/năm

5

Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông định hướng thiết kế vi mạch điện tử và Công nghệ vật liệu - vi điện tử.

600

32-40 triệu đồng/năm

6

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Vi mạch bán dẫn

 

 

7

Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Công nghệ vi mạch bán dẫn

 

56 triệu đồng/năm

8

Đại học CMC

Công nghệ Kỹ thuật điện tử - Viễn thông (chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn)

50

54-78 triệu đồng/năm

9

Đại học Phenikaa

Kỹ thuật điện tử Viễn thông (chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn)

150

46,2 triệu đồng/năm

Theo tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngành công nghiệp bán dẫn trong nước cần 10.000 kỹ sư mỗi năm, nhưng nguồn nhân lực hiện đáp ứng chưa tới 20%.

Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đào tạo được ít nhất 50.000 cử nhân/kỹ sư phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn như: thiết kế, đóng gói, kiểm thử và sản xuất thiết bị vi mạch, chất bán dẫn.

Trong đó, khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất, đóng gói và kiểm thử chip, 5.000 nhân lực có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ ngành bán dẫn. Bên cạnh đó, đào tạo chuyên sâu về công nghiệp bán dẫn cho 1.300 giảng viên của Việt Nam giảng dạy tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo và doanh nghiệp.

Theo Kim Nhung/VTC

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang