Trong khi những thông tin và hình ảnh về một ca sinh nở thuận tự nhiên của bà mẹ ở Hưng Yên vẫn chưa hạ nhiệt thì mới đây trên mạng xã hội các mẹ bỉm sữa lại "truyền tay" cách ăn nhau thaiđể giúp tăng cường sức khỏe.
Một số mẹ cho rằng, ăn nhau thai không phải là "chuyện lạ" hay ghê rợn. Từ thời xa xưa ông bà ta cũng đã từng ăn nhau thai của chính mình. Tuy nhiên, ngày nay xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày một đầy đủ nên con người đã không dùng đến nhau thai và nó trở thành phế phẩm bỏ đi. Các mẹ cho rằng việc ăn nhau thai sau sinh nằm trong phương pháp "sinh thuận tự nhiên".
Các mẹ bỉm lữa lan truyền cách ăn nhau thai sau khi sinh.
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ việc ăn nhau thai thì có không ít mẹ phản đối kịch liệt hành động này. Vậy nhau thai có thể ăn được hay không?
Nhau thai không thể ngăn cản sự xâm nhập của virus, giá trị dinh dưỡng không hơn gì thịt gà, thịt bò
Trao đổi về vấn đề này, Th.BS Tạ Việt Cường, Phó giám đốc Trung tâm Khám và điều trị phụ sản khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản (cơ sở 2), Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho hay, nhau thai là một tấm lá chắn giúp bảo vệ bào thai trước nhiều vi khuẩn, tuy nhiên không thể ngăn cản sự xâm nhập của virus. Nếu dùng nhau thai tươi hoặc khô để chế biến thành món ăn thì việc sử dụng có nguy có phơi nhiễm một số bệnh tật truyền nhiễm trong trường hợp sản phụ có virus HIV, virus viêm gan B và viêm gan C, một số vi khuẩn gây bệnh tình dục…
Nhau thai cũng là một thực phẩm giàu đạm. Nhưng sau khi sinh, nhau thaiđã ra ngoài môi trường nên có thể bị nhiễm vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
Theo trào lưu sinh nở thuận tự nhiên và liên sinh thì em bé sẽ không được cắt dây rốn ngay mà nhau thai được giữ nguyên kết nối với em bé khi đã ra khỏi bụng mẹ và để đến khi nào rốn tự rụng.
"Nhau thai là một phế phẩm y tế. Nếu như người mẹ khỏe mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm, muốn dùng nhau thai của người mẹ đó thì vẫn có thể dùng để chế biến thành món ăn. Tuy nhiên, để đề phòng bệnh tật có thể bị mắc phải thì việc ăn nhau thai không nên phổ biến", Ths.BS Cường nói.
Còn theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, từ thời xa xưa khi điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều người vẫn dùng nhau thai của sản phụ để ăn và làm thuốc. Nhau thai sau khi sinh dùng nấu cháo được coi là món ăn bổ dưỡng thường dùng cho người bị suy nhược, thiếu máu. Lưu ý, khi sử dụng nhau thai cần đảm bảo, nhau thai phải vệ sinh sạch sẽ, thai phụ không bị mắc các bệnh truyền nhiễm.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết: "Giá trị dinh dưỡng của nhau thai cũng không hơn gì một miếng thịt gà, thịt bò, chủ yếu là chất đạm. Vì vậy, để phòng bệnh truyền nhiễm, bệnh đường máu, vi khuẩn… thì không nên sử dụng tùy tiện".
"Dùng nhau thai nhi làm thuốc nghe thì rất ghê rợn, nhưng trên thực tế nó được dùng làm thuốc điều trị trong Đông y. Nhau thai ngay sau khi sinh ra cần phải rửa qua rượu và gừng rồi phơi khô và sử dụng. Một trong những bài thuốc nổi tiếng dùng nhau thai làm nguyên liệu chính đó chính là hà sa đại tảo hoàn. Đây là bài thuốc bổ huyết tốt cho người suy nhược, thiếu máu, mồ hôi trộm… Thành phần của thuốc có thuốc bắc và nhau thai nhi", Lương y Vũ Quốc Trung nói.
Mặc dù vậy, lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo, giá trị dinh dưỡng của nhau thai cũng không hơn gì một miếng thịt gà, thịt bò, chủ yếu là chất đạm. Vì vậy, để phòng bệnh truyền nhiễm, bệnh đường máu, vi khuẩn… thì không nên sử dụng tùy tiện.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.