Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp) là bệnh lý mạn tính gây ra do rối loạn tự miễn trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể. Viêm khớp dạng thấp gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp. Phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối.
Theo một số thống kê cho thấy, cứ 100 người trưởng thành thì có 1 đến 5 người bị viêm khớp dạng thấp. Bệnh này thường gặp ở những người có độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi, trong đó bệnh nhân nữ, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhiều gấp 2-3 lần nam giới. Viêm khớp dạng thấp không chỉ phá hủy làm tổn thương đến hệ khớp của còn có thể làm tổn thương đến nhiều phần khác của hệ thống cơ thể.
|
Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp gồm 4 giai đoạn:
-
- Giai đoạn I: Viêm màng trên khớp dẫn đến việc sưng khớp và đau khớp. Các tế bào miễn dịch sẽ di chuyển đến vùng viêm dẫn đến việc số lượng tế bào tăng cao bên trong dịch khớp.
-
- Giai đoạn II: Giai đoạn II này có sự gia tăng và làn truyền của sự viêm trong mô. Mô xương bắt đầu phát triển gây ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và trên sụn. Từ đó sẽ dần dần phá hủy sụn khớp, khớp bắt đầu thu hẹp lại do mất sụn.
-
- Giai đoạn III: Bắt đầu của giai đoạn nặng, mất đi sụn khớp trong các khớp bị tổn thương làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân thường sẽ cảm thấy đau khớp, sưng tấy, hạn chế chuyển động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành các nốt sần dị dạng.
-
- Giai đoạn IV: Giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở giai đoạn này, quá trình viêm dần giảm đi và bắt đầu hình thành các mô xơ và xương chùng (xương kết hợp) dẫn đến việc ngừng chức năng khớp.
Nguyên nhân gây bệnh
Xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị tấn công synovium - lớp màng của màng bao quanh khớp, viêm khớp dạng thấp là căn bệnh dẫn đến viêm kết quả làm dày synovium, phá hủy sụn và xương trong khớp. Ngoài ra, các gân và dây chằng giữ các khớp với nhau khi bị bệnh cũng bị giãn và suy yếu khiến cho khớp bị biến dạng và mất tính liên kết mật thiết.
Các nhà khoa học hiện vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân viêm khớp dạng thấp là gì. Tuy nhiên, yếu tố di truyền rất có thể sẽ liên quan vì một số gen mặc dù không trực tiếp gây ra bệnh nhưng có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường.
Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp
Sau khi đã tìm hiểu về viêm khớp dạng thấp là gì, các dấu hiệu nhận biết, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những cách điều trị căn bệnh này hiệu quả. Cách tốt nhất để điều trị chính là sử dụng thuốc, kết hợp với tập thể dục và vận động để khớp được vận động và thả lỏng các khớp, tăng độ dẻo dai của cơ bắp, đồng thời sẽ giúp bạn giảm căng thẳng tinh thần.
|
Một số loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như naproxen và ibuprofen sẽ được chỉ định cho bạn để giảm đau và sưng. Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD), loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp và ngăn ngừa các tổn thương vĩnh viễn ở khớp. Các loại thuốc DMARD phổ biến bao gồm methotrexate (Trexall), leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil) và sulfasalazine (Azulfidine).
Nếu thuốc không ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương khớp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị hư hỏng. Phẫu thuật có thể giúp giảm đau và khôi phục khả năng sử dụng khớp của bạn.
Các phương pháp phẫu thuật để điều trị viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:
-
- Phẫu thuật thay thế khớp hoàn toàn: ở phẫu thuật này bác sĩ sẽ loại bỏ khớp bị hư hỏng và thay thế bằng một khớp nhân tạo;
-
- Phẫu thuật sửa gân: phẫu thuật này sẽ giúp sửa chữa các gân bị lỏng hoặc đứt do viêm và tổn thương ở khớp;
-
- Phẫu thuật chỉnh trục: thường được tiến hành nhằm làm ổn định hoặc giảm đau nếu phẫu thuật thay thế khớp không thể thực hiện được.
Nguồn tham khảo: https://flexsa.com.vn/ |
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.