Việt Nam có loại lá đắt hơn thịt, tốt như "nhân sâm", giúp chống nắng tự nhiên lại hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường

(lamchame.vn) - Để có làn da trẻ trung hơn, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để tránh cháy nắng cho da, trung hòa các gốc tự do - thủ phạm gây lão hóa da, ung thư da.

Việt Nam có loại lá đắt hơn thịt, tốt như "nhân sâm", giúp chống nắng tự nhiên

Chúng ta đều biết rằng để ngăn chặn tác động của tia UV từ mặt trời lên da thì việc bôi kem chống nắng là rất quan trọng. Tuy nhiên, ăn thực phẩm chống nắng cũng là một trong những cách mà chúng ta không nên bỏ qua. 

Để có làn da trẻ trung hơn, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để tránh cháy nắng cho da, trung hòa các gốc tự do - thủ phạm gây lão hóa da, ung thư da. 

Việt Nam có loại lá đắt hơn thịt, tốt như "nhân sâm", giúp chống nắng tự nhiên lại còn hữu ích bệnh nhân tiểu đường - Ảnh 1.

Rau càng cua được nhiều người đánh gia rằng "dù đắt đến mấy cũng nên mua về ăn".

Rau càng cua là một trong những loại rau có hiệu quả chống nắng như vậy. Chúng chứa chất chống oxy hóa cũng như lượng beta carotene nhất định, chất này cung cấp khả năng chống nắng tự nhiên, giảm các tác hại của tia cực tím đối với làn da. Không chỉ rau càng cua mà cà rốt, rau cải xoăn cũng chứa lượng beta carotene tuyệt vời.

Rau càng cua được nhiều người đánh gia rằng "dù đắt đến mấy cũng nên mua về ăn", hoặc "nhân sâm của người nghèo". Thậm chí có đợt còn được bán với giá đắt hơn thịt lợn.

Ở Việt Nam, cây càng cua thường mọc khắp nơi, người dân thường lấy về luộc hay xào với tỏi, hoặc có thể làm rau sống ăn rất bổ và mát. Cây được sử dụng làm thuốc thường dùng tươi vì cây mọc suốt bốn mùa. 

Theo Đông y, cây càng cua có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan máu ứ.

Ngoài công dụng chống nắng, rau càng cua còn dùng làm "thuốc" trị tiểu đường, thiếu máu

Việt Nam có loại lá đắt hơn thịt, tốt như "nhân sâm", giúp chống nắng tự nhiên lại còn hữu ích bệnh nhân tiểu đường - Ảnh 2.

Ở Việt Nam, cây càng cua thường mọc khắp nơi, người dân thường lấy về luộc hoặc xào.

1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Rau càng cua có chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần, nhưng hàm lượng calo lại rất thấp. Nếu biết tận dụng thì loại rau này có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp ổn định lượng đường trong máu.

- Cách 1: Làm rau càng cua xào tỏi

Nguyên liệu: 500g rau càng cua, tỏi, gia vị thông thường.

Cách làm: Rau càng cua rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Dùng chảo phi tỏi để tạo mùi thơm cho món ăn, sau đó cho rau càng cua vào xào với lửa to. Dùng đũa đảo nhanh và đều tay, nêm nếm thêm gia vị vừa ăn, xào khoảng vài phút là được.

- Cách 2: Rau càng cua trộn thịt ếch

Chuẩn bị: 100g rau càng cua, 100g thịt ếch

Cách làm: Rửa sạch rau càng cua trộn giấm hoặc nước chanh tươi. Phần thịt ếch, bạn đem lột da bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột chiên vàng rồi trộn chung với rau để ăn từ 2-3 lần.

2. Chữa bệnh thiếu máu 

Cách làm: Rửa sạch 100g rau càng cua rồi mang đi trộn với giấm. Thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới, trộn đều với rau càng cua, ăn nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần sẽ có tác dụng.

Việt Nam có loại lá đắt hơn thịt, tốt như "nhân sâm", giúp chống nắng tự nhiên lại còn hữu ích bệnh nhân tiểu đường - Ảnh 4.

Rau càng cua có chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần, nhưng hàm lượng calo lại rất thấp.

3. Chữa viêm họng, khản tiếng

Cách làm: Rửa sạch rau càng cua, sau đó nhai ngậm hoặc xay nước uống ngày 50-100g.

Những nhóm người không nên ăn rau càng cua

Việt Nam có loại lá đắt hơn thịt, tốt như "nhân sâm", giúp chống nắng tự nhiên lại còn hữu ích bệnh nhân tiểu đường - Ảnh 5.

Hình minh họa.

Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng. Bên cạnh đó, những ai bị bệnh thận cũng không nên ăn vì trong loại rau này có hàm lượng canxi khá cao, ăn nhiều dễ dẫn đến bệnh sỏi thận.

Ngoài ra khi nấu rau càng cua các gia đình cũng không nên nấu chín kỹ quá vì sẽ làm mất các chất dinh dưỡng quý báu có trong rau.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang