Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ về cúm gia cầm bên cạnh dịch corona

Theo Cục Thú y, bên cạnh virus corona, bệnh cúm gia cầm (CGC) đã ghi nhận ở 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, nguy cơ bệnh lây lan giữa các nước rất cao, bao gồm cả Việt Nam.

Ngày 4/2, thông tin tới PV, ông Nguyễn Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, 11 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã ghi nhận bệnh CGC. Trong đó, tại Trung Quốc, ngày 1/2/2020 ổ dịch CGC A/H5N1được phát hiện tại một trang trại ở quận Song Thành, thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam. Trang trại này có 7.850 con gà và 4.500 con. Giới chức địa phương đã tiêu hủy 17.828 con gia cầm sau khi dịch bùng phát.

Tại Việt Nam, hồi cuối tháng 1/2020 đến nay, cả nước chỉ có 01 ở dịch CGC A/H5N6 chưa qua 30 ngày tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Do phát hiện kịp thời nên ổ dịch đã được kiểm soát. 3.000 con gà bị tiêu hủy vào ngày 21/1/2020 và đến nay, không phát sinh thêm gia cầm bệnh.

 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Ông Đông cho biết, mặc dù Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A/H7N9, tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh đã ghi nhận ở các quốc gia, nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và một số chủng vi rút khác như A/H5N2, A/H5N8 xâm nhiễm là cao.

Ông Đông dự báo, trong thời gian tới, dịch bệnh có thể tiếp tục xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Điều kiện thời tiết bất thường, nhu cầu giết mổ, nhu cầu vận chuyển, tiêu thụ gia cầm, việc tổ chức tiêm vắc xin CGC cho đàn gia cầm đạt tỷ lệ thấp tại một số địa phương, nguy cơ dịch bệnh CGC xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng virrus mới corona (nCoV) gây ra.

Ông Đông cho biết, để chủ động phòng, chống dịch bệnh CGC kịp thời và có hiệu quả, ngày 03/2, Bộ NN&PTNT đã có công điện số 735 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh CGC.

 - Ảnh 2.

Bắt đầu từ tháng 2/2020, thực hiện đồng loạt Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường để tiêu diệt các loại mầm bệnh.

Cụ thể, tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin CGC cho đàn gia cầm.

Tổ chức tiêm vắc xin CGC phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ tối thiểu trên 80% tổng đàn có nguy cơ và thuộc đối tượng tiêm phòng;

Tập trung tổ chức triển khai, đồng thời kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT tại Công văn số 647/BNN-TY ngày 15/01/2020 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý; Chỉ thị số 8256/CT-BNN-TY ngày 01/11/2019 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân;

Ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý, đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyên trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam;

Bắt đầu từ tháng 2/2020, thực hiện đồng loạt Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao của tỉnh, thành phố để tiêu diệt các loại mầm bệnh.

Tổ chức các đoàn đến các địa phương để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc tổ chức thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh phòng dịch; chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và giải pháp phòng, chống dịch bệnh; khẩn trương tổ chức giám sát, cảnh báo dịch bệnh kịp thời.

Link gốc: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/viet-nam-dang-doi-mat-voi-nguy-co-ve-cum-gia-cam-ben-canh-dich-corona-20200204145354234.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang