Những thay đổi về sử dụng đất đai trên toàn cầu - bao gồm chia cắt rừng, mở rộng đất nông nghiệp và chăn nuôi tập trung - đang tạo ra những điểm nóng thuận lợi cho loài dơi mang virus corona phát triển, có những điều kiện chín muồi để dịch bệnh truyền từ dơi sang người, theo một nghiên cứu mới.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley (Mỹ), Đại học Bách khoa Milan (Ý) và Đại học Massey (New Zealand).
Điểm nóng của virus corona
Trong khi vẫn chưa rõ nguồn gốc chính xác của SARS-CoV-2, các nhà khoa học tin rằng căn bệnh này có khả năng xuất hiện khi một loại virus lây nhiễm cho dơi móng ngựa nhảy sang người.
Virus có thể lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa động vật hoang dã và người; hoặc gián tiếp qua động vật trung gian, chẳng hạn như tê tê.
Dơi móng ngựa được biết là mang trong mình nhiều loại virus corona, bao gồm cả những chủng tương tự về mặt di truyền với SARS-CoV-2 và chủng gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).
Dơi móng ngựa được biết là mang trong mình nhiều loại virus corona, bao gồm cả những chủng tương tự về mặt di truyền với SARS-CoV-2.
Nghiên cứu mới đã phân tích các mô hình sử dụng đất trong phạm vi sinh sống của loài dơi móng ngựa kéo dài từ Tây Âu đến Đông Nam Á.
Bằng cách xác định các khu vực rừng bị chia cắt, khu định cư và khu vực sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, đồng thời so sánh những khu vực này với môi trường sống của dơi móng ngựa, các nhà khoa học xác định được các điểm nóng của virus corona.
Những điểm nóng này có thể là môi trường sống thuận lợi cho dơi móng ngựa và nơi mà virus có thể nhảy từ dơi sang người.
Đồng tác giả nghiên cứu, Paolo D'Odorico, giáo sư về chính sách, quản lý và khoa học môi trường tại Đại học California, Berkeley, cho biết: "Thay đổi sử dụng đất có thể có tác động quan trọng đến sức khỏe con người, vì chúng ta đang sửa đổi môi trường, vì chúng có thể làm tăng khả năng tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người".
"Mọi thay đổi sử dụng đất trong quá khứ cần được đánh giá không chỉ về các tác động môi trường và xã hội đối với các nguồn tài nguyên như trữ lượng carbon, khí hậu và nguồn nước, mà còn về các phản ứng dây chuyền tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người".
Ảnh chụp bên trong phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc.
Theo nghiên cứu, hầu hết các điểm nóng của virus corona đều tập trung ở Trung Quốc, nơi có nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng tăng, thúc đẩy việc mở rộng chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn.
Các nhà nghiên cứu cho biết, chăn nuôi tập trung đặc biệt đáng lo ngại vì hoạt động này quy tụ số lượng lớn động vật giống nhau về mặt di truyền, thường bị ức chế miễn dịch và rất dễ bị tổn thương khi bùng phát dịch bệnh.
Các điểm nóng khác được liệt kê trong nghiên cứu là một phần Nhật Bản, phía bắc Philippines, đảo Java của Indonesia, Bhutan, đông Nepal, bắc Bangladesh, bang Kerala của Ấn Độ và đông bắc Ấn Độ – những nơi có tình trạng rừng bị chia cắt nhiều.
[Đọc thêm: Tình báo Anh: SARS-CoV-2 hoàn toàn có thể xuất phát từ phòng thí nghiệm]
Trong khi đó, một số vùng ở bán đảo Đông Dương và Thái Lan có nguy cơ biến thành điểm nóng trong tương lai với sự gia tăng sản xuất chăn nuôi.
Hệ quả khi con người xâm lấn môi trường tự nhiên
Đồng tác giả nghiên cứu Maria Cristina Rulli, giáo sư thủy văn học, nước và an ninh lương thực tại Trường Bách khoa Milan, cho biết: "Chúng tôi hy vọng những kết quả này có thể hữu ích trong việc xác định những việc cần làm để tăng khả năng chống lại sự lan tràn của virus corona".
Sự xâm lấn của con người vào môi trường sống tự nhiên cũng có thể gián tiếp làm tăng khả năng tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm từ động vật do giảm đa dạng sinh học.
Ảnh chụp tại một khu chợ hải sản ở Hồng Kông.
Khi đất rừng bị chia cắt và môi trường sống tự nhiên bị phá hủy, các loài động vật ‘kén chọn’ môi trường sống có thể bị suy giảm hoặc thậm chí tuyệt chủng. Nếu không có những loài này, những loài ít kén chọn hơn có thể chiếm ưu thế.
Dơi móng ngựa là một loài ít kén chọn và thường được quan sát thấy ở những khu vực có sự xâm lấn của con người.
Nghiên cứu trước đó của Rulli, D’Odorico và David Hayman cũng đã liên kết sự phân cắt rừng và tàn phá môi trường sống ở châu Phi với sự bùng phát của virus Ebola.
"Khi chúng ta tạo ra những điều kiện bất lợi cho các loài kén chọn môi trường sống, các loài ít kén chọn hơn có thể phát triển mạnh", D’Odorico nói. "Mặc dù chúng tôi không thể theo dõi trực tiếp sự lây truyền của SARS-CoV-2 từ động vật hoang dã sang người, nhưng chúng tôi biết rằng một số thay đổi trong sử dụng đất thường liên quan đến sự hiện diện của những con dơi mang loại virus này".
Trong khi Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong trồng rừng trong hai thập kỷ qua, nhiều cây được trồng ở các mảnh rừng bị chia cắt. Để tạo ra sự cân bằng sinh thái có lợi cho các loài kén chọn kể trên, việc tạo ra các khu rừng liền mạch không bị chia cắt quan trọng hơn việc tăng tổng độ che phủ của cây cối.
"Sức khỏe con người gắn liền với sức khỏe môi trường và sức khỏe động vật", D’Odorico nói. "Nghiên cứu của chúng tôi là một trong những nghiên cứu đầu tiên liên kết các dữ liệu và thực sự đi sâu vào dữ liệu địa lý về việc sử dụng đất để xem cách con người tiếp xúc với các loài có thể là vật mang mầm bệnh".
(Nguồn: Website của Đại học California, The Sun)
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/virus-corona-sap-toi-se-bung-phat-o-dau-cac-nha-khoa-hoc-goi-ten-trung-quoc-va-nhieu-quoc-gia-chau-a-16121030611423670.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.