Vợ Đăng Khôi lên tiếng bênh vực Thu Thủy, chỉ ra sai lầm trong cách dạy trẻ của nữ ca sĩ gây "phản ứng ngược"

Sau khi xem xong đoạn clip chồng trẻ của Thu Thủy có hành động bạo lực với bé Henry, bà xã Đăng Khôi đã có những chia sẻ về việc dạy con trên trang cá nhân.

Sau khi nhiều sao Việt lên tiếng vì ồn ào chồng trẻ cấu tay con riêng của Thu Thủy, vợ ca sĩ Đăng Khôi cũng có những chia sẻ trên trang cá nhân. Tuy nhiên, thay vì tỏ vẻ phẫn nộ hay chỉ trích, hotmom Thủy Anh lại đứng về phía giọng ca "Think of you" và đầy cảm thông: "Đã là mẹ của 2 con và nhất là 2 bé trai nữa, mình thấy thực sự việc dạy con chưa bao giờ là dễ dàng, nếu không muốn nói đây là việc khó nhất trên đời.

Chuyện của chị Thu Thủy, mình xem clip xong cũng thấy run lên và rất buồn, nhưng mong mọi người hãy bao dung hơn. Làm mẹ đơn thân đã thiệt thòi, tìm được cho mình hạnh phúc lần 2 là may mắn. Bố mẹ nào chẳng mắc sai lầm trong việc dạy con. Đây cũng là bài học quá lớn với chị ấy rồi. Hãy cho họ cơ hội để thay đổi, cho chị ấy cơ hội để hạnh phúc."

Untitled

(Ảnh chụp màn hình)

Không dừng lại tại đó, Thủy Anh còn lấy kinh nghiệm cá nhân của mình trong việc giúp cậu cả - Đăng Khang (tên thân mật ở nhà là Ken) vượt qua "khủng hoảng tuổi lên 3" để nói về cách dạy con. Và bà xã Đăng Khôi đã thành công trong việc biến cậu bé Ken bướng bỉnh trở thành một em bé chịu nghe lời và biết chia sẻ công việc với bố mẹ.

1. Ken luôn nói ngược, làm ngược

67097306_2316967911692242_6829977266068389888_n

Khi mẹ hỏi con có ăn không, có muốn làm việc này không, câu trả lời của bé luôn là "Không". Mẹ bảo con cất đồ chơi đi, bạn ý không cất, còn nói thêm "Ken mệt quá à". Mẹ muốn Ken dừng việc chơi lại và ra đọc sách cùng mẹ, bạn luôn đánh trống lảng coi như không nghe thấy gì. Điều này do trẻ lên 3 bắt đầu nhận thức được về bản thân mình và thế giới xung quanh. Hành vi làm trái lại lời bố mẹ chính là cách các bạn khẳng định chính kiến riêng của mình.

Bé thích nói ngược làm ngược thì bố mẹ cũng sẽ nói ngược làm ngược, vận dụng "chiêu" tương tự như của bé. Khi muốn bé thưởng thức đồ ăn, mình rào trước: "Ôi, đồ ăn ngon quá, Ken đừng ăn của mẹ nhé!".

Khi muốn bé đọc sách, hai vợ chồng liền tung hứng khen: "Sách này hay quá, bố Khôi xem thôi đừng cho ai xem nha!". Lập tức Ken đang chơi đồ chơi liền chạy ngay ra để xem cái gì hay. 

2. Ken hay bị mất tập trung

67261300_2325196294202737_6705153619387219968_n

Người lớn hay đặt trẻ con vào vị trí của mình và nghĩ trẻ con cũng giống như mình, có sự kiên nhẫn và tập trung. Điều này hoàn toàn sai lầm. Trẻ tập trung được 15 phút là nhiều. Các bạn ấy luôn vận động, hết nghịch cái này lại tìm tòi cái khác. Bản chất là khám phá, và có khám phá thì mới có phát triển được thể chất, trí não.

Trong trường hợp này, mẹ phải bình tĩnh. Sau đó sẽ kích khích bạn ấy bằng những trò vui, rồi ôm bé vào lòng và thỏ thẻ những điều mẹ muốn. Phải xác định rõ khi bố mẹ nói chuyện với con về những điều con chưa đúng thì phải lặp lại hành động rất nhiều lần để con nhớ, định hình nếp nhăn trên não của con.

3. Ken đòi theo ý mình

34036332_1692376627484710_2263414710923689984_n

Ken tự lập sớm, từ khi còn nhỏ bé ngã mình đã mặc kệ để bé tự đứng lên, từ việc ngủ nghê, đánh răng rửa mặt, mặc quần áo đi giày dép… Cho nên Ken có thể tự làm nhiều việc nhưng đây cũng là điểm không tốt khi lên 3. Ken đòi làm mọi việc theo ý mình, không muốn bố mẹ động vào. Nếu bố mẹ có lỡ tay trợ giúp là bạn ý giận dỗi, khóc lóc luôn. 

Tuy nhiên, những việc bé tự làm mà không bị ảnh hưởng tới sức khoẻ và an toàn của bé thì mình động viên và cổ vũ để cho bé làm nhanh. Còn những việc ảnh hưởng tới sự an toàn thì mình nghiêm khắc bắt con dừng lại. Mình trò chuyện, giải thích và kết thúc bằng việc chuyển hướng câu chuyện sang đúng sở thích để bé quên đi việc đang đòi làm.

4. Khóc lóc, ăn vạ và hét toáng lên

65223886_2271746026214431_8425943218696224768_n

Khi không đạt được điều mong muốn, bé phản kháng bằng cách ném đồ đạc, gào khóc, mè nheo, lăn ra ăn vạ, đập đầu... Mình thấy rằng nếu càng dỗ dành thì bé càng ăn vạ, càng làm tới. Ra chỗ đông người hành động này của bé thường khiến bố mẹ xấu hổ với mọi người xung quanh.

Khi con khóc, mình ôm Ken vào lòng và trấn tĩnh bé bằng cách nói lặp đi lặp lại cụm từ "Bình tĩnh, bình tĩnh nào Ken". Sau đó mình sẽ dò hỏi và khơi gợi những thông tin giúp bé nói ra đang cần gì và đòi gì. Cuối cùng mình thường hay đánh lạc hướng Ken bằng cách thu hút bé tham gia các trò chơi mà bé thích.

Nếu bé vẫn gào khóc, mình phớt lờ bé luôn bằng cách mình không quan tâm mà chăm chú vào công việc khác. Dần dần Ken nhận thức được rằng việc "ăn vạ" với mẹ không có xi nhê gì và dừng lại luôn.

5. Đi chơi chơi là đòi mua quà

62269816_2240470129342021_8305011035723530240_n

Lúc nào đi chơi với bố mẹ hay ông bà là Ken cũng kéo người lớn vào gian hàng đồ chơi, đòi mua cái nọ, cái kia. Ban đầu mọi người thương nên chiều, sau thành thói quen, không được mua là khóc lóc, nằm vật ra sàn.

Mình tuyệt đối không mua đồ chơi khi con đòi hỏi. Những lúc bé đòi mình dỗ dành nói rằng con sẽ có đồ chơi nếu con ngoan. Chắc chắn trong 1 khoảng thời gian mình không mua đồ chơi cho bé, chỉ mua những cái thực sự cần thiết và đi mua thì không có Ken đi cùng.

Trước khi đi chơi đâu, mình dặn Ken thật kỹ rằng con không được đòi mua đồ chơi. Nói đi nói lại, dần dần Ken ý thức được và khi qua quầy đồ chơi bạn ý chỉ dám nhìn và tự nói "Ken không mua đâu, Ken chỉ nhìn thôi nha".

6. Ken hay đánh bạn

Trẻ con ở độ tuổi này không tránh khỏi việc đánh nhau khi bé đi học, hay giành đồ chơi với nhau. Mỗi lần bị phản ánh con mình đánh con người khác, mình rất ngại, không phải phụ huynh bé nào nào cũng hiểu và thông cảm cho tính cách của trẻ.

Mình thường nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu đánh bạn là không tốt. Đặt câu hỏi mở để bé trả lời và hiểu rằng đánh bạn là xấu. Hàng ngày trước khi đi học, bố mẹ luôn dặn Ken đi học phải ngoan và không đánh bạn nhé. Ở nhà, mình thường xuyên giải thích cho bé hiểu cái nào là của bé, cái nào là của bạn, cái nào là của em bé Đăng Anh, cái nào là của chung để bé có khái niệm và hạn chế tranh giành.

7. Ngưỡng thời gian 5 phút cho mọi yêu sách của bạn Ken

65763245_2282208841834816_6160149538272182272_n

Ken thích xem ipad, ham chơi, đã chơi gì mà bạn ý thích là quên hết mọi việc xung quanh, mẹ gọi không nghe. Để kiềm chế tính ham chơi của bé và hạn chế những đòi hỏi không chính đáng, mình đã áp dụng "mềm nắn, rắn buông".

Mình thường không dập tắt ngay sở thích của con, sự quyết liệt như vậy của bố mẹ sẽ khiến con bị bức xúc, phản kháng lại. Thường thì mình sẽ giao hẹn với con, 5 phút thôi nhé rồi con đưa lại cho mẹ. Và mình ngồi chờ con, đếm đủ 5 phút thì nhẹ nhàng thúc giục bạn ấy đưa lại ipad hoặc đồ vật bạn ấy đang chơi. Kể từ lần sau, mỗi lần đòi chơi cái gì, mình sẽ giao hẹn 5 phút để con hình thành thói quen không đòi hỏi ỉ ôi nhiều. Và bé hiểu những việc đó cần phải được phép của bố mẹ thì bé mới làm.

Chia sẻ về bí quyết dạy con của Thủy Anh đã nhận được nhiều sự yêu thích từ mẹ bỉm sữa. Bà xã Đăng Khôi cũng cho biết, bản thân mình cũng từ vấp ngã sai lầm mà rút kinh nghiệm được. "Với trẻ con không được dùng bạo lực, nhất là với những em bé cá tính, nhiều năng lượng!" - Thủy Anh nhấn mạnh.

 

Theo Helino

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang