Với 21 năm trong nghề, cựu đặc vụ FBI tiết lộ 8 dấu hiệu 'điểm mặt chỉ tên' kiểu người không trung thực

Robin Dreeke là đặc vụ kỳ cựu của FBI - cục điều tra tội phạm hàng đầu của Mỹ và đồng thời là người đứng đầu Chương trình Phân tích Hành vi Phản gián của tổ chức này. Hiện tại, khi đã nghỉ hưu, ông là diễn giả truyền cảm hứng, là tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất trên New York Times viết về mối quan hệ giữa các cá nhân.

Mới đây, Robin Dreeke đã có những chia sẻ thẳng thắn về cách phân tích, đánh giá một con người.

Là một cựu đặc vụ FBI và là cựu giám đốc Chương trình Phân tích Hành vi Phản gián, tôi đã dành 21 năm của cuộc đời mình để đấu trí với những kẻ có âm mưu duy nhất đó là dối trá và bịp bợm. 

Qua nhiều năm thử nghiệm và gặp không ít lần sai sót, tôi rút ra được một số đặc điểm điển hình về từng kiểu người cũng như học được cách đánh giá kỹ lưỡng một ai đó. 

Ngược lại, tôi cũng dự đoán được những hành động họ sẽ làm và nên dành niềm tin cho ai.

Với kinh nghiệm dày dặn của mình, dưới đây là những dấu hiệu rõ nét để chỉ ra đâu là kiểu người không trung thực :

1. Có xu hướng nói một cách tuyệt đối, chẳng hạn "luôn luôn" hoặc "không bao giờ"

Cách diễn đạt tuyệt đối dùng để củng cố một quan điểm nào đó, nhưng chúng thường được sử dụng để dễ dàng khích thích sự từ chối hoặc phản đối của đối phương. 

Ví dụ như đồng nghiệp của bạn tỏ vẻ giận dỗi "Cậu chẳng bao giờ khen mình lấy một câu!" thì mục đích chỉ muốn bạn thốt lên: "Tức cười thật đấy! Mình nhớ là đã khen cậu nhiều lần rồi mà!"

Với 21 năm trong nghề, cựu đặc vụ FBI tiết lộ 8 dấu hiệu điểm mặt chỉ tên kiểu người không trung thực - Ảnh 1.

Những người đáng tin cậy có xu hướng dùng những từ giảm sắc thái biểu cảm, chẳng hạn "thông thường", "thường thì", "có lẽ", "thỉnh thoảng", "nhìn chung", "thực tế là".

2. Khoe khoang bằng cách xem nhẹ thành tích của mình

Rất nhiều người cho rằng kiểu người giả tạo rất hay khoe khoang thành tích của mình, nhưng thực sự chưa hẳn vậy. 

Một số người thường đợi những thời điểm thích hợp trong cuộc trò chuyện với đối phương để tự quảng cáo bản thân theo kiểu tình cờ trong 15 giây. 

Vì thế, nếu bạn dành cho họ những lời khen ngợi, họ sẽ xua tay phớt lờ đi thôi!

Một ví dụ khác có thể là trong một lần hoàn thiện công việc, một đồng nghiệp luôn cố gắng an ủi bạn sẽ làm tốt hơn nhiều so với thành tích trước đó của họ. 

Tuy nhiên, thực chất là họ chỉ muốn khoe bản thân tuyệt vời như thế nào, đặc biệt trong lúc bạn đang vật lộn với hàng tá thứ xung quanh.

3. Cố gắng làm hài lòng bạn bằng cách đánh giá những người mà cả hai đều biết

Hành động này bắt đầu bằng cách muốn bạn biết trong mắt họ, bạn tốt hơn nhiều so với những người xung quanh, và từ đó họ có thể dễ dàng đưa ra những quan điểm về những người mà cả hai đều biết. 

Họ cho bạn một khoảng trống và rồi để bạn nhảy vào, đưa ra những phán xét của mình về những người bạn có thành kiến. Trong quá trình đó, bạn liên tục nhận được những tán thành của đối phương.

Với 21 năm trong nghề, cựu đặc vụ FBI tiết lộ 8 dấu hiệu điểm mặt chỉ tên kiểu người không trung thực - Ảnh 2.

Nhưng bạn cũng phải tự đặt câu hỏi rằng: Liệu nếu bạn không có mặt ở đây thì họ sẽ nói gì về bạn?

4. Trong trạng thái phòng thủ cao

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biết nhất nhưng cực kỳ nguy hiểm của người không trung thực. Nhiều người cho rằng khi họ kiên quyết từ chối một điều gì đó thì chắc chắn nó sẽ không tồn tại.

Họ biến những lời chỉ trích về bản thân thành một trò đùa lố bịch hoặc thành một tuyên bố xúc phạm không có căn cứ. 

Họ bĩu môi. Họ có những hành vi hung hăng thụ động. Họ chuyển chủ đề. Họ cố tình hiểu sai và bóp méo lời buộc tội. Hoặc họ từ chối giao tiếp với người khác.

5. Thích tranh luận

Tôi không đề cập đến những cuộc trao đổi lành mạnh mà ngược lại tôi muốn hướng đến những cuộc đối đầu quan điểm ở khắp mọi nơi, từ những cuộc cãi vã gay gắt trong chương trình truyền hình thực tế Những bà nội trợ đích thực của New Jersey đến những cuộc tranh luận nảy lửa của các chính trị gia.

Với 21 năm trong nghề, cựu đặc vụ FBI tiết lộ 8 dấu hiệu điểm mặt chỉ tên kiểu người không trung thực - Ảnh 3.

Chiến thuật tranh luận chỉ là một chuỗi các thủ thuật để thao túng tư tưởng của đối phương. 

Tuy nhiên, nó lại gây ra nhiều hậu quả như tấn công đối phương thay vì đóng góp quan điểm, nói bóng gió để ám chỉ một điều xấu xa, đùa giỡn với cảm giác sợ hãi của đối phương, mỉa mai và xua đuổi, chuyển chủ đề tranh luận,...

6. Nói quá nhiều hoặc nói quá ít

Lý do là bởi họ đang cố gắng che đậy sự thật hoặc ngược lại: không có gì để nói. Trong trường hợp đối phương liên tục nói, nghĩa là họ đang cố gắng tung hỏa mù và đặc biệt nhắc đến những từ vô nghĩa như "negative growth" (tăng trưởng tiêu cực), "thought leader" (nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ) hay "strategic planning" (lên kế hoạch chiến lược).

Ngược lại, Thủ tướng Anh Winston Churchill từng phát biểu: “Từ ngắn gọn là những từ tốt nhất và những từ thông dụng mà ngắn gọn lại càng tốt hơn. 

Ý nghĩa của chúng sẽ gắn liền với tính cách nhân vật và điều đó giúp họ thu hút được đông đảo người nghe hơn." 

Điều này cũng được chuyên gia truyền thông kinh doanh L.J. Brockman đồng ý khi ông đưa ra 4 yếu tố căn bản của một cuộc giao tiếp thành công: Rõ ràng, súc tích, dễ nhớ và thúc đẩy động lực. 

Vì thế, nói quá ít cũng là mấu chốt bạn cần lưu tâm liệu đối phương có thành thực hay không.

7. Không biết cách xin lỗi

Với 21 năm trong nghề, cựu đặc vụ FBI tiết lộ 8 dấu hiệu điểm mặt chỉ tên kiểu người không trung thực - Ảnh 4.

Xin lỗi là một điều khá thực hiện khi bạn chỉ cần thành khẩn: "Tôi xin lỗi" và thế là xong. Tuy nhiên, đây là thứ hiếm xảy ra với những người không trung thực. 

Có thể họ sẽ nói: "Tôi xin lỗi. Nhưng..." và sau đó là vô vàn lý do bào chữa với mục đích trốn tránh trách nhiệm.

8. Ngôn ngữ cơ thể có phần gượng ép

Ngôn ngữ cơ thể là dấu hiệu mấu chốt để bạn nhận diện một người không trung thực. Dưới đây là một số ví dụ cho thấy họ không thoải mái với những điều họ đang nói:

- Một nụ cười gượng gạo và không tự nhiên. Có vẻ như họ đang cố gắng nở một nụ cười nhưng lông mày lại có xu hướng níu lại.

- Góc đầu của họ hơi nghiêng về phía sau với một điệu bộ coi thường người đối diện.

- Những người trung thực khi nói chuyện sẽ có một đôi mắt tự tin, trong khi mắt người không trung thực có phần lờ đờ và thường lảng tránh ánh nhìn trực diện.

Link bài gốc

Theo Tri Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang