Ngày 9/12, đại diện Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, nơi đây đang tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi bị sặc sữa rất nguy hiểm.
Bé gái sinh non bị sặc sữa nguy hiểm
Bệnh nhi là một bé gái sơ sinh 2 tháng tuổi, con một sản phụ ở Kiên Giang. Thời điểm mới sinh, bé chào đời khi mới 34 tuần tuổi, thiếu tháng nên nặng chỉ 1.900 gram.
Do đó, các bác sĩ đã giữ "cô bé tí hon" lại BV để tiến hành nuôi dưỡng, điều trị những vấn đề của việc sinh non.
Sau 2 tháng, bé được xuất viện khi cân nặng đã tăng lên 2.500 gram.
Tuy nhiên mới về nhà được vài ngày thì sự cố xảy ra.
Theo lời kể của gia đình khi đang bú sữa bé bị sặc. Sữa phun trào lên mũi, ngập đầy mặt và sặc vào hai lá phổi non nớt khiến cha mẹ hoảng loạn đưa con trở lại viện.
Lần này, bé nhập viện vì bệnh cảnh viêm phổi nặng, phải thở máy trong phòng hồi sức.
Các bác sĩ tại BV Nhi đồng Thành phố cho biết, hiện ekip điều trị đang tập thở cho bé để tiến tới cai máy thở, song song với việc dùng kháng sinh.
Hiện tình trạng nhiễm trùng phổi đang cải thiện dần, tuy nhiên bé non tháng và viêm phổi kéo dài nên tiên lượng dè dặt, khó đoán.
Nếu diễn tiến thuận lợi, dự kiến khoảng 1 tuần nữa vé sẽ được cai máy thở để chuyển sang thở oxy.
5 bước cứu con sặc sữa các mẹ phải nằm lòng
Theo bác sĩ, sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở.
Nguyên nhân thường là do cha mẹ hoặc người giữ trẻ để trẻ bú, ăn không đúng tư thế, cho bú khi trẻ đang khóc, đang ho, sữa mẹ quá nhiều hoặc núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều, chảy mạnh làm trẻ không nuốt kịp…
Nếu không được sơ cứu kịp thời, trẻ dễ bị tử vong.
Do đó để xử lý khi trẻ bị sặc sữa lên mũi chính xác, bác sĩ hướng dẫn các bà mẹ cần phải được thực hiện theo những bước sau (lưu ý nếu sau mỗi bước mà bé đã thở ổn định bình thường thì không cần làm các bước tiếp theo):
Bước 1: Để bé ngồi dậy
Phát hiện bé có dấu hiệu bị sặc sữa lên mũi, mẹ cần thực hiện sơ cấp cứu cơ bản ngay lập tức.
Khi bị sặc sữa, bạn nên cho bé ngồi dậy thẳng lên, để bé ho và phun sữa ra. Trẻ vẫn ho thì tức là đường thở chỉ bị tắc chút xíu.
Lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác.
Bước 2: Hút sữa
Nếu trẻ khó thở, da trở nên tím tái hơn, bạn cần phải hút sữa từ mũi và miệng ngay lập tức. Đây là bước sơ cứu đầu tiên trong khi đợi xe cấp cứu.
Dùng miệng của mình hút sữa ngay lập tức, càng nhanh và mạnh. Sau đó kích thích để trẻ thở ra được bằng cách nhéo một cái.
Bước 3: Đặt bé nằm sấp xuống 30 độ và vỗ nhẹ
Sau khi thực hiện đến bước thứ 3 mà trẻ vẫn có biểu hiện khó thở, da tím tái thì bạn hãy đặt bé nằm sấp xuống.
Với các bé sơ sinh, nên đặt bé nằm úp lên cánh tay của bạn hoặc đùi, góc 30 độ, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng, 5 cái một, bằng mu bàn tay. Lật bé trở lại để đánh giá xem trẻ đã ọc sữa ra hết chưa và đã hít thở lại bình thường chưa.
Bước 4: Ấn ngực
Nếu đến bước 3 rồi bé vẫn không có dấu hiệu thở thì bạn cần thực hiện cách sơ cứu khác.
Bằng cách đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực của bé để bé hít thở.
Bước 5: Đưa đi cấp cứu
Nếu trong trường hợp trẻ vẫn chưa thở được, tím tái hãy thực hiện lại từ bước 2, 3, 4 trong quá trình đưa bé đi cấp cứu..
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.