Bí kíp phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong ngày hè

Cùng với phát ban, say nắng thì ngộ độc thực phẩm là một trong những bệnh thường gặp vào mùa hè. Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm không chỉ ăn sạch, uống sạch mà còn cần sử dụng vài kíp dưới đây.

Cùng với phát ban, say nắng thì ngộ độc thực phẩm là một trong những bệnh thường gặp vào mùa hè. Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm không chỉ ăn sạch, uống sạch mà còn cần sử dụng vài kíp dưới đây.

Để tìm hiểu cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm trước hết ta nên hiểu thế nào là ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm là thuật ngữ để chỉ tình trạng sức khỏe có vấn đề, trong đó bệnh nhân mắc bệnh do sử dụng thực phẩm bị nhiễm bệnh hoặc thực phẩm hỏng. Mùa hè thời tiết oi nóng tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, vì vậy ngộ độc thường xảy ra vào mùa hè. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau tùy vào nguồn lây nhiễm tuy nhiên các triệu chứng thường gặp là: đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau đầu, sốt... Nếu bị tiêu chảy hoặc sốt bạn cần tới các cơ sở y tế hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ. Dưới đây là một vài cách giúp bạn ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

1. Giữ vệ sinh

Giữ vệ sinh cơ thể giúp bạn khỏe mạnh trong mùa hè, bạn nên rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Không những vậy cần đảm bảo chế biến sạch sẽ để ngăn chặn ngộ độc thực phẩm.

2. Chế biến thịt đúng cách

Thịt là nơi chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh vì vậy nếu bạn không chế biến đúng cách thì đây sẽ là nguồn bệnh dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Bạn nên đun thịt chín kỹ, không nên ăn thịt tái.
 

[​IMG]
3. Giữ tủ lạnh đủ mát

Tủ lạnh là nơi lưu trữ thực phẩm vì vậy nếu tủ lạnh của bạn không đủ độ mát và không hợp vệ sinh dễ khiến vi khuẩn sinh sôi gây ngộ độc.

4. Sử dụng than hoạt tính

Than hoạt tính có khả năng thu giữ chất hữu cơ và vô cơ có hiệu quả trong việc phòng chống ngộ độc.

5. Không ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa khiến bụng luôn khó chịu, thay vì ăn vì số lượng bạn có thể ăn theo chất lượng thức ăn. Ngoài ra bạn nên bổ sung thực phẩm chứa probiotic để cải thiện hệ tiêu hóa.
 

[​IMG]


6. Hạn chế ăn đồ tươi sống

Thực phẩm tươi sống rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nó lại không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt với các loại đồ ăn không rõ nguồn gốc có thể chứa các chất hóa học, chất bảo quản dễ khiến bạn bị ngộ độc hoặc về lâu dài ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.


7. Tránh thức ăn đường phố

Các loại thức ăn đường phố thường không đảm bảo vệ sinh trong mùa hè nóng bức bởi vì nhiệt độ cao khiến vi khuẩn sinh sôi, dễ bám vào đồ ăn, thêm vào đó nếu khâu bảo quản thực phẩm không tốt càng có nguy cơ cao bị ngộ độc.

[​IMG] [​IMG]

8. Xử lý đúng với thức ăn thừa

Đối với thức ăn thừa bạn nên bảo quản trong nhiệt độ nóng lạnh thích hợp, tốt nhất là nên cho vào hộp đựng và sử màng bọc hoặc lắp đậy và cất trong tủ lạnh để tránh vi khuẩn xâm nhập. Với thức ăn để bên ngoài từ 4 tiếng bạn không nên giữ lại mà ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và cả gia đình

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang